Bài giảng Ôn tập và kiểm tra phân tiếng việt giúp các em củng cố những kiến thức đã học trong học kì 2, các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu phủ định; hành động nói; lựa chọn trật tự từ trong câu. Qua bài học Ôn tập phần tiếng việt giúp các em vận dụng những hiểu biết đó để làm bài tập và vận dụng trong bài làm.
Tóm tắt bài
1.1. Các kiểu câu đã học
- Câu nghi vấn
- Dùng để hỏi.
- Thường chứa các từ nghi vấn như ai, bao giờ, ở đâu, bằng cách nào, để làm gì...
- Câu trần thuật
- Nêu một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai.
- Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc...
- Câu cầu khiến
- Dùng để đề nghị, yêu cầu.. người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.
- Câu cầu khiến thường chứa các từ có ý nghĩa cầu khiến (hãy, đừng, chớ, nên, không nên).
- Câu cảm thán
- Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Câu cảm thán thường chứa các từ bộc lộ cảm xúc cao (ôi, trời ơi, eo ơi...)
- Câu phủ định
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc... (phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, nhận định (phủ định bác bỏ)
- Câu phủ định thường chứa các từ ngữ: không, chưa, chẳng, không phải, đâu, đâu có,...
1.2. Hành động nói
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Các nhóm hành động nói:
- Hành động trình bày: kể, tả, khẳng định...
- Hành động điều khiển: mời, yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo...
- Hành động hỏi
- Hành động bộc lộ cảm xúc: cảm ơn, xin lỗi, than phiền...
- Hành động hứa hẹn: hứa, đảm bảo, đe dọa...
- Cách dùng:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
1.3. Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động....
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
2. Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
Để củng cố những kiến thức phần tiếng Việt đã học trong học kì 2, các em có thể tham khảo thêm