Qua bài học giúp các em bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. Củng cố kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó đặc biệt lưu ý cách tiếp cận 1 tác phẩm trữ tình.
Tóm tắt bài
1.1. Hệ thống kiến thức cơ bản về tác phẩm trữ tình
Văn học dân gian
| TT | Chùm văn bản | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Những câu hát về tình cảm gia đình.
| Ca dao
| Bộc lộ các tình cảm trong gia đình, đó là những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. | So sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp…; diễn tả tình cảm qua những mô típ; thể thơ lục bát và lục bát biến thể. | |
2 | Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
| Ca dao
| Tình yêu, niềm tự hào đối với con người, lịch sử , truyền thống văn hóa của quê hương đất nước. | Sử dụng kết cấu chào hỏi, lời mời…;cấu tứ đa dạng, độc đáo; thể thơ lục bát và lục bát biến thể. | |
3 | Những câu hát than thân
| Ca dao
| Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi của người lao động dưới chế độ cũ và nỗi cảm thông đối với họ . | Sử dụng cách nói tượng trưng, thành ngữ và các biện pháp so sánh, phóng đại… | |
4 | Những câu hát châm biếm.
| Ca dao
| Thái độ mỉa mai, châm biếm đối vớinhững thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu. | Sử dụng các hình thức giễu nhại , cách nói có hàm ý tạo nên tiếng cười hài hước, châm biếm. |
Văn
học
trung
đại
| TT | Tên văn bản | Thể loại | Tác giả | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Sông núi nước Nam | Thất ngôn tứ tuyệt | Lí Thường Kiệt | Lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước; ý chí kiên quyết bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. | Ngôn ngữngắn gọn, xúc tích, thiên về nghị luận; giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. | |
2 | Phò giá về kinh
| Thất ngôn tứ tuyệt | Trần Quang Khải | Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần. | Hình thức diễn đạt cô đọng, hàm xúc;giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. | |
3 | Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra | Thất ngôn tứ tuyệt
| Trần Nhân Tông | Bức tranh làng quê thanh bình ở đồng bằng Bắc bộ qua cái nhìn của một vị vua đời Trần. | Ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, kết hợp giữa điệp ngữ với tiểu đối, tạo nhịp thơ êm ái, hài hòa. | |
4 | Bài ca Côn Sơn | Lục bát (bản dịch) | Nguyễn Trãi | Cảnh trí Côn Sơn nên thơ; nhân cách thanh cao, sự giao hòa trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên. | Sử dụng từ xưng hô “ta”, đan xen giữa tả cảnh và tả người, giọng thơ nhẹ nhàng êm ái. | |
5 | Bánh trôi nước
| Hồ Xuân Hương | Thất ngôn tứ tuyệt | Ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ; lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. | Ngôn ngữ thơ bình dị, sử dụng môtíp dân gian, hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. | |
6 | Qua Đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan | Thất ngôn bát cú | Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng và nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. | Sử dụng thể thơ điêu luyện, bút pháp tả cảnh ngụ tình,sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, đối. | |
7 | Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến | Thất ngôn bát cú | Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn : tình bạn chân thành quí hơn mọi thứ trên đời. | Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà , lập ý bất ngờ, thể thơ điêu luyện. | |
8 | Xa ngắm thác núi Lư | Lí Bạch | Thất ngôn tứ tuyệt | Vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch | Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo; liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh. | |
9 | Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. | Lí Bạch | Ngũ ngôn tứ tuyệt | Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. | Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. | |
10 | Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. | Hạ Tri Chương
| Thất ngôn tứ tuyệt | Tình quê hương chân thành và nỗi xót xa khi mới trở về. | Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo, giọng điệu bi hài. | |
11 | Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Đỗ Phủ | Cổ thể (trường thiên) | Tinh thần nhân đạo, lòng vị tha cao cả vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, cùng cực. | Bút pháp hiện thưc, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. |
Thơ hiện đại
| TT | Tên văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Cảnh khuya
| Hồ Chí Minh
| Thất ngôn bát cú
| Cảnh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc ; sự gắn bó , hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
| Nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; phép tu từ , so sánh, điệp ngữ sáng tạo và nhịp điệu độc đáo .
| |
2 | Rằm tháng Giêng | Hồ Chí Minh | Lục bát (bản dịch) | Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. | Sử dụng điệp từ hiệu quả, lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm. | |
3 | Tiếng gà trưa
| Xuân Quỳnh
| Thơ năm chữ
| Những kỉ niệm về người bà, về tuổi thơ tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. | Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gợi nhắc kỉ niệm , nối mạch cảm xúc; vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình. |
Văn xuôi hiện đại
| TT | Tên văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Một thứ quà của lúa non: Cốm. | Thạch Lam | Tùy bút | Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc về lối sống và văn hóa của người Hà Nội . | Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ; chi tiết chọn lọc, đan xen kể và tả. | |
2 | Mùa xuân của tôi | Vũ Bằng | Tùy bút | Vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. | Trình bày nội dung theo mạch cảm xúc, lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu hình ảnh, so sánh liên tưởng phong phú, độc đáo. | |
3 | Sài Gòn tôi yêu
| Minh Hương
| Tùy bút | Lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn. | Tạo bố cục theo mạch cảm xúc, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ , lối viết nhiệt thành . |
1.2. Phân biệt ca dao trữ tình và thơ trữ tình
Phân biệt | Ca dao trữ tình | Thơ trữ tình |
Khái niệm | Là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu truyền trong dân gian | Là những tác phẩm thơ biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. |
Tình cảm | Cái chung, phi cá thể. | Mang đậm dấu ấn cá nhân (thông qua những rung động của cá nhân để tìm đến cái chung). |
Thể thơ | Lục bát và lục bát biến thể | Đa dạng, phong phú |
Nghệ thuật | So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, diễn đạt tình cảm qua những mô típ quen thuộc… | Nghệ thuật trùng điệp, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa...biểu đạt tình cảm cá nhân |
Ngôn ngữ |
| Cô đọng, giàu hình ảnh, gợi cảm |
Cách biểu hiện | Cảm xúc của ca dao là cảm xúc toàn dân. |
|
1.3. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình
a. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
- Văn bản biểu cảm
- Thể loại biểu đạt chính
- Thơ trữ tình
- Ca dao trữ tình
- Tuỳ bút …
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Tình cảm biểu hiện
- Tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản.
- Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,…
- Thể loại biểu đạt chính
b. Cảm thụ, phân tích tác phẩm trữ tình
- Bám vào ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Kết hợp với một số kiến thức ngoài văn bản như
- Hoàn cảnh sáng tác
- Tình hình xã hội, gia đình, bản thân tác giả, …
→ Để hiểu rõ, hiểu sâu hơn về văn bản.
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về một bài, một đoạn hay một câu… trong một văn bản trữ tình mà em yêu thích.
Gợi ý làm bài
Đề tham khảo: Cảm nghĩ về bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
1. Mở bài
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.
- Bài thơ "Cảnh Khuya" được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
2. Thân bài
a. Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng
* Câu 1 và 2
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: Có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
* Câu 3 và câu 4
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do
- Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm.
- Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
⇒ Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
3. Kết bài
- "Cảnh khuya" là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
3. Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình
Để nắm vững hơn nội dugn của bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập tác phẩm trữ tình.