Ôn tập phần văn học (Kì 2)

Qua bài học, giúp các em nắm vững và hệ thống hóa được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (học kì II) trên cả hai phương diện lịch sử và thể loại. Bên cạnh đó, giúp các em vận dụng tốt những tri thức đó vào việc tìm hiểu và phân tích những tác phẩm văn học hiện đại. Bồi dưỡng cho các em năng lực phân tích tác phẩm theo từng mức độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

Tóm tắt bài

1.1. Hệ thống các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa Thơ mới và Thơ trung đại Việt Nam

1.3. Hệ thống các giai đọan văn học

Giai đoạn/ biểu hiện

Đầu thế kỉ XX- 1920

1920- 1930

1930- 1945

Thi pháp trung đại, ngôn ngữ trung đại: tư tưởng đổi mới, chí làm trai

  • Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)
    • Chữ Hán
    • Thể Đường luật

 

 

Thi pháp trung đại có những yếu tố đổi mới; ngôn ngữ hiện đại, cái tôi ngông của nhà nho tài tử, chán đời, muốn thoát ly lên Hầu trời, bán văn.

 

  • Hầu trời (1921)
    • Chữ quốc ngữ
    • Thể thất ngôn trường thiên
    • Có yếu tố tự sự

 

Thi pháp hiện đại: ngôn ngữ hiện đại, có cái tôi ham sống, khát khao giao cảm với đời, quan điểm mới mẻ về thiên nhiên và lẽ sống, cái tôi cá nhân buồn, bơ vơ về cuộc đời ngắn ngủi.

 

 

  • Vội vàng (1938)
    • Chữ Quốc ngữ.
    • Thể thơ tự do.
      • Hỗn hợp giữ các chữ: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ.

1.4. Ôn tập phần văn nghị luận Việt Nam

Tên tác phẩm

Điểm chung

Luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)

 

  • Đều là nghị luận xã hội
  • Đều bàn luận về những vấn đề xã hội cấp thiết nhằm mục đích chấn hưng dân trí, đề cao dân khí, bồi dưỡng dân chủ với mục đích cứu nước.
  • Luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ, tình cảm nồng nhiệt.
  • Hạn chế lịch sử trong quan điểm đề ra chưa thật chuẩn xác và có tính khả thi trong hoàn cảnh đương thời.

Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

1.5. Hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài

Thơ

Truyện

Nghị luận

  • Tôi yêu em của Puskin (Nga)
  • Bài thơ số 28 của Ta-go (Ấn Độ) (bài đọc thêm)
  • Người trong bao (truyện ngắn) của Sê-khốp.
  • Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích tiểu thuyết lãng mạn "Những người khốn khổ của Vích-to Huy-go)
  • Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Điếu văn của Ph. Ăng ghen đọc trước mộ Các Mác)

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập:

Câu 1: Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối thể hiện như thế nào trong thơ Huy Cận, Xuân Diệu.

  • Với đề này, cần làm rõ những nội dung sau:
    • Giải thích cái "tôi" với cái nghĩa tuyệt đối được hiểu: Cái tôi là bản ngã của mỗi con người, là sự tự ý thức về mình, nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy: quan niệm cá nhân. Trong thơ mới, cái tôi được bộc lộ hết những rung động trong tâm hồn của các nhà thơ, nớ làm cho hồn thơ mới giàu bản sắc.
    • Biểu hiện của cái tôi trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu và Trang giang của Huy Cận.
      • Vội vàng: Cái tôi say đắm, cuồng nhiệt, khát khao tận hưởng những hương sắc mà cuộc đời trao tặng cho con người.
      • Tràng giang: Cái tôi cô dơn, bơ vơ trước cuộc đời, mang nỗi sầu, sự vô định của một thế hệ thanh niên tri thức trong những năm đầu thế kỉ.

Câu 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình của nhà văn Sê-khốp qua hình tượng Bê-li-cốp trong tác phẩm "Người trong bao".

  • Với đề này, cần làm rõ những nội dung sau:
    • Hình tượng Bê-li-cốp được cụ thể hóa bằng những nét vẽ kì quái và rõ nét về hình dáng, lối sống, tính cách và càng được tô đậm thêm
      • Có khát vọng mãnh liệt, kì dị: muốn thu mình trong bao.
      • Là người nhút nhát, luôn sợ sệt, nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ, coi đó là một nơi để hắn ẩn mình.
      • Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách giáo điều, máy móc.
      • Con người cô độc, luôn luôn lo lắng, sợ hãi một cách hèn nhát và quái đản.
      • Be-li-cốp luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ hủ, kì quái, lạc hậu đó của mình.
    • Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp là điển hình cho kiểu người trong bao, lối sống trong bao rất phổ biến trong xã hộ Nga thời bấy giờ.

3. Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2)

Để nắm được toàn bộ kiến thức về phần văn học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập phần văn học.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?