Qua bài học giúp các em củng cố nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1. Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
Tóm tắt bài
1.1. Phương châm hội thoại
1.2. Xưng hô trong hội thoại
- Các từ ngữ xưng hô rất phong phú, đa dạng: mình, chúng mình, ta, chúng ta, anh, em, bác, cháu, mình, cậu…
- Tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
- Trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô:
- Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải lựa chọn từ ngữ xưng hô.
- Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tình cảm của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: Tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng.
- Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả trong giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.
1.3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Dẫn trực tiếp
- Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.
- Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp
- Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.
- Không dùng dấu hai chấm.
- Dẫn trực tiếp
2. Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt
Để củng cố nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì 2, các em có thể tham khảo
bài soạn Ôn tập phần tiếng Việt.