Qua bài học giúp các em hiểu được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ với ngôi kể trong văn bản tự sự. Qua đây giúp các em nhận diện và kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
Tóm tắt bài
1.1. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa trang 192 và trả lời các câu hỏi:
a. Đọc trích kể về ai và kể về sự kiện gì?
- Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
b. Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? Những dấu hiệu nào cho ta biết ơ đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
-
Người kể không phải là một trong ba nhân vât. Chuyện được kể bằng ngôi thứ ba người dấu mặt. Nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng "tôi".
-
Các nhân vật là những đối tượng được kể lại từ một người khác, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng biết tất cả, chứng kiến tất cả. Cần phân biệt giữa người kể chuyện và tác giả, ngay cả khi chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi".
c. Những câu "giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ", "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy", ...là nhận xét của người nào, về ai?
- Những câu đó là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh.
- Người kể chuyện như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó không chỉ nói hộ anh thanh niên mà còn là tiếng lòng của nhiều người trong hoàn cảnh, tình huống của anh thanh niên.
d. Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật?
- Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, mọi tâm tư tình cảm của nhân vật. Ta thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
1.2. Ghi nhớ
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi") còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
2. Soạn bài Người kể trong văn bản tự sự
Để hiểu được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ với ngôi kể trong văn bản tự sự, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Người kể trong văn bản tự sự.