Ôn tập phần Tiếng Việt

Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Ôn tập phần Tiếng Việt dưới đây để ôn tập và củng cố kiến thức về tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10. Chúc các em có thêm bài giảng hay để tham khảo.

Tóm tắt bài

Câu 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phươmng tiện ngôn ngữ (nói, viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.
  • Nhân tố giao tiếp
    • Nhân vật giao tiếp
    • Hoàn cảnh giao tiếp
    • Nội dung giao tiếp
    • Mục đích giao tiếp
  • Phương tiện và cách thức giao tiếp
    • Quá trình giao tiếp
    • Quá trình tạo lập
    • Quá trình lĩnh hội

Câu 2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

 

- Giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp

- Ngôn ngữ ít được lựa chọn, gọt giũa

- Ngữ điệu

- Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ

- Khẩu ngữ; từ ngữ địa phương; tiếng lóng; biệt ngữ; trợ từ; thán từ; từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.

- Câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa

Ngôn ngữ viết

 

- Người giao tiếp biết các kí hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, cách tổ chức văn bản

- Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa

- Phạm vi giao tiếp rộng lớn, thời gian giao tiếp lâu dài

- Chữ viết

- Dấu câu, hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu

- Từ ngữ phổ thông, được chọn lọc, gọt giũa

- Câu dài nhiều thành phần

 

Câu 3.

  • Văn bản
    • VB thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
    • VB thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
    • VB thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
    • VB thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
    • VB thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
    • VB thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 4. Đặc trưng cơ bản của hai phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ

sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật

- Tính cụ thể

- Tính cảm xúc

- Tính cá thể

- Tính hình tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể hóa

Câu 5. Lịch sử tiếng việt

  • Nguồn gốc bản địa
    • Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á
    • Quan hệ họ hàng với tiếng Mường
  • Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: tiếp xúc, ảnh hưởng, vay mượn nhiều từ gốc Hán
    • Thời kì phong kiến độc lập, tự chủ:
      • Học ngôn ngữ, văn tự Hán được đẩy mạnh.
      • Chữ Nôm ra đời (TK XIII).
    • Thời kì pháp thuộc:
      • Chữ quốc ngữ dần trở nên thông dụng.
      • Nền văn xuôi tiếng Việt hiện đại nhanh chóng hình thành, phát triển

Câu 6. Sử dụng tiếng việt đúng chuẩn mực

Về ngữ âm và chữ viết

Về từ ngữ

Về ngữ pháp

Về phong cách ngôn ngữ

- Cần phát âm theo chuẩn

- Cần viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết

- Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ

- Dùng đúng nghĩa của từ

- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ

- Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ

- Câu cần đúng ngữ pháp

- Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa

- Câu cần có dấu câu thích hợp.

- Các câu có liên kết

- Đoạn văn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

- Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.

Câu 7:

a. Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công
b. Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công
c. Được thăm quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước
d. Được thăm quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước
e. Qua hoạt động thực tiễn nên chúng ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu
g. Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu
h. Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quý báu

Gợi ý: chọn câu

b
d
g
h

2. Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Để ôn tập và củng cố kiến thức về tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập phần Tiếng Việt.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?