ÔN TẬP KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
A. LÝ THUYẾT:
I. Cấu tạo nguyên tử:
Hạt nhân có hạt nvà p trong đó hạt proton mang điện tích dương và hạt e mang điện tích âm. Số hạt e= số hạt n,
số hạt p + số hạt n = số khố i= nguyên tử khối
II. Tính chất hóa học của các chất:
1. Tính chất hóa học của nước:
- Nước + kim loại → Bazơ + H2
VD: H2O + Na → NaOH + H2
Chú ý: Chỉ có các kim loại tác dụng được với nước: Na, K, Ca, Ba, Li.
- Nước + Oxit Bazơ → Bazơ
VD: H2O + K2O → KOH
Chú ý: Chỉ có các oxit bazơ sau tác dụng với nước: Na2O, BaO, CaO, K2O, Li2O
- Nước + Oxit axit → Axit
VD: H2O + SO3 → H2SO4
Chú ý: Tất cả các oxit axit tác dụng với nước (trừ SiO2 )
2. Tính chất của oxi:
- Oxi + Kim loại → Oxit kim loại
VD: O2 + Na → Na2O
Chú ý: Tác dụng được tất cả các kim loại ở nhiệt độ khác nhau, trừ 1 số kim loại: Vàng(Au), Platin(Pt)
- Oxi + Phi kim → Oxit phi kim
VD: O2 + C → CO2
Chú ý: Oxi phản ứng được với tất cả các phi kim, trừ nguyên tố nhóm halogen: F, Cl, Br, I.
- Oxi + hợp chất → CO2 và nước
VD: O2 + C2H2 → CO2 + H2O
O2 + SO2 → SO3
3. Tính chất của hiđro :
- H2 + O2 → H2O
- Hiđro + Oxit kim loại → Kim loại + Nước
VD: H2 + CuO → Cu + H2O
*Chú ý : có thể dùng CO thay thế hiđro: CO + Oxit kim loại → Kim loại + CO2
4. Điều chế H2 :
- Kim loại + Axit → Muối + H2
VD: Fe + HCl → FeCl2 + H2
- Điện phân nước : H2O → H2 + O2
5. Điều chế oxi :
- Nung KMnO4, KClO3
VD: KClO4 → KCl + 2O2
- Điện phân nước: H2O → H2 + O2
- Từ không khí
6. Một số tính chất khác :
- Oxit kim loại + Axit → Muối + Nước
VD: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Bazơ + Axit → Muối và nước:
VD: HCl + NaOH → NaCl + H2O
- Muối cacbonat + Axit → Muối + CO2 + H2O
VD: CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2
- Kim loại mạnh + Muối → Muối mới + Kim loại mới
VD: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
+ Dãy kim loại : K,Na,Ca,Mg,Al,Zn,Fe, (H), Cu, Hg,Ag, Pt, Au.
Kim loại đứng trước mạnh hơn kim loại đứng sau đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
Bazơ không tan → Oxit + H2O
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Một số phản ứng khác cần nắm
FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
C + O2 → CO2
SO2 + O2 – SO3
CO + O2 → 2CO
N2 + O2 – NO
KNO3 → KNO2 + O2
NO + O2 – NO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
III. Các hợp chất vô cơ:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
1. Axit : gồm Hiđro và gốc axit
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
VD: H2SO4, HCl, HNO3,….
Có 2 loại Axit: Axit có oxi và axit không có oxi
a, Tính chất hóa học của axit (gồm 5 tính chất sau):
- Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu: làm quỳ tím đổi màu từ tím sang đỏ.
- Axit tác dụng với kim loại: tạo muối của kim loại tương ứng và giải phóng hiđro.
{AXIT + KIM LOẠI → MUỐI + H2}
VD: HCl + Al → AlCl3 + H2
*Chú ý: Axit loãng tác dụng với kim loại giải phóng hiđro, còn axit đặc tác dụng với kim loại giải phóng khí không phải hiđro.
- Axit tác dụng với bazơ: tạo muối mới và nước. (Hay còn gọi là phản ứng trung hòa)
{AXIT + BAZƠ → MUỐI + H2O}
VD: H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
- Axit tác dụng với oxit bazơ: tạo muối và nước.
{AXIT + OXIT BAZƠ → MUỐI + H2O}
VD: HCl + CuO → CuCl2 + H2O
- Axit tác dụng với muối : tạo muối mới và axit mới
{AXIT + MUỐI → MUỐI MỚI + AXIT MỚI}
Điều kiện xảy ra phản ứng: muối phản ứng phải tan trong dung dịch axit; muối mới tạo ra phải có kết tủa hoặc axit tạo ra phải yếu hơn axit phản ứng.
2. Bazơ : Gồm Kim loại và nhóm OH
VD: NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3,…..
Có 2 loại Bazơ: Bazơ tan (kiềm) gồm : LiOH, KOH, NaOH, Ba(OH)2 và Ca(OH)2
Còn lại tất cả bazơ còn lại đều không tan
a, Tính chất hóa học của bazơ:
- Bazơ làm đổi màu chất chỉ thị màu: Làm quỳ tím hóa xanh, làm cho dung dịch phenolphtalein không màu đỏ
- Bazơ tác dụng với oxit axit: tạo muối kim loại tương ứng và giải phóng nước.
{BAZƠ + OXIT AXIT → MUỐI + H2O}
VD: NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
- Bazơ tác dụng với axit: tạo muối và giải phóng nước.
{BAZƠ + AXIT → MUỐI + H2O}
VD: KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: tạo thành oxit kim loại tương ứng và giải phóng nước.
{BAZƠ không tan → OXIT + H2O} Điều kiện: Nhiệt độ cao.
VD: Cu(OH)2 → CuO + H2O
- Bazơ tác dụng với muối: tạo thành muối mới và bazơ mới.
{BAZƠ tan + MUỐI tan → MUỐI MỚI + BAZƠ MỚI}
VD: Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 kết tủa trắng + Cu(OH)2
*Điều kiện xảy ra phản ứng: muối mới hoặc bazơ mới tạo ra phải không tan.
3. Muối : Gồm Kim loại và gốc Axit
VD: NaNO3, FeSO4, CuCl2, KHSO3, Ca3(PO4)2,….
Có 2 loại muối : Muối trung hòa: không có H; muối axit : có H
a, Tính chất hóa học của muối:
- Muối tác dụng với kim loại: tạo thành muối mới và kim loại mới.
{MUỐI + KIM LOẠI → MUỐI MỚI + KIM LOẠI MỚI}
VD: CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
*Điều kiện xảy ra phản ứng: kim loại phản ứng phải đứng trước kim loại trong hợp chất phản ứng trong dãy hoạt động hóa học.
- Muối tác dụng với axit: tạo thành muối mới và axit mới
{MUỐI + AXIT → MUỐI MỚI + AXIT MỚI}
VD: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
* Điều kiện xảy ra phản ứng: muối phản ứng phải tan trong dung dịch axit; muối mới tạo ra phải có kết tủa hoặc axit tạo ra phải yếu hơn axit phản ứng.
- Muối tác dụng với muối: tạo thành 2 muối mới.
{MUỐI + MUỐI → MUỐI MỚI + MUỐI MỚI}
VD: NaCl + AgNO3 → AgClkết tủa trắng + NaNO3
*Điều kiện: 2 muối mới tham gia phải tan; 2 muối mới ít nhất phải có 1 muối kết tủa.
- Muối tác dụng với bazơ: tạo thành muối mới và bazơ mới.
{MUỐI + BAZƠ → MUỐI MỚI + BAZƠ}
VD: Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 kết tuả xanh + 2NaNO3
*Điều kiện xảy ra phản ứng: Cả bazơ và muối tham gia phải tan. Sản phẩm có kết tủa hoặc khí bay lên.
4. Oxit: Có 2 loại Oxit: Oxit bazơ và oxit axit
a. Oxit Bazơ: là oxit của kim loại :
VD: Các Oxit Bazơ : K2O, Na2O, BaO, CaO
+ Tính chất hóa học của oxit bazơ:
- Oxit bazơ tác dung với nước: Tạo thành dung dịch bazơ.
{OXIT BAZƠ + H2O → BAZƠ}
VD: BaO + H2O → Ba(OH)2
* Chỉ có các oxit : K2O, Na2O, BaO, CaO, Li2O,.. tác dụng được với nước, các oxit bazơ khác không phản ứng với nước.
- Oxit bazơ tác dụng với axit: tạo thành muối và nước.
{OXIT BAZƠ + AXIT → MUỐI + H2O}
VD: CuO + HCl → CuCl2 + H2O
- Oxit bazơ tác dụng với oxit axit: tạo thành muối.
b. Oxit axit là oxit của phi kim :
- Oxit axit tác dụng với nước: tạo thành dung dịch axit.
{OXIT AXIT + H2O → AXIT}
VD : SO3 + H2O → H2SO4
*Các oxit axit tan được trong nước: SO2, SO3, N2O5, P2O5, CO2
Còn một số oxit axit khác thì không tan như: SiO2,Cr2O7, Mn2O5
- Oxit axit tác dụng với bazơ: tạo thành muối và nước.
{OXIT AXIT + BAZƠ → MUỐI + H2O}
VD: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
- Oxit axit tác dụng với oxit bazơ: (giống tính chất oxit bazơ tác dụng với oxit axit)
- Oxit axit tác dụng với muối: tương tự ở phần muối.
- Hóa trị của các kim loại:
+ KL hóa trị I là K, Na, Ag, Cu
+ KL hóa trị III là : Au, Fe, Al
+ Còn lại tất cả hóa trị II
+ Hóa trị các gốc thường gặp : CO3, HCO3, SO4, HSO4, SO3, HSO3, PO4, HPO4, H2PO4, NO3, Cl, S, Br,ClO3 ( tự điền hóa trị vào)
B. BÀI TẬP:
Bài 1: Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a) ? Na + ? → 2 Na2O
b) ? CuO + ?HCl → CuCl2 + ?
c) Al2(SO4)3 + ? BaCl2 → ? AlCl3 + ?
d) ? Al(OH)3 → Al2O3 + ?
Bài 2: Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a) ? CaO + ? HCl → CaCl2 + ?
b) ?Al + ? → 2Al2O3
c) FeO + CO → ? + CO2
d) ?Al + ?H2SO4 → Al2(SO4)3 + ?H2
e) BaCl2 + ?AgNO3 → Ba(NO3)2 + ?
f) Ca(OH)2 + ?HCl → ? + 2H2O
g) 3Fe3O4 + ?Al → ?Fe + ?
h) Ca(OH)2 + CO2 → ? + H2O
i) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?
Bài 3: Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử . phân tử của chất phản ứng với sản phẩm.
a) CuO + Cu → Cu2O
b) FeO + O2 → Fe2O3
c) Fe + HCl → FeCl2 + H2
d) Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
f) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH
g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
h) CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
i) Fe(OH)x + H2SO4 → Fe2(SO4)x + H2O
Bài 4: Lập PTHH của các phản ứng sau:
a) Photpho + Khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)
b) Khí hidro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước (H2O)
c) Canxi + axit photphoric (H3PO4) → Canxi photphat (Ca3(PO4)2) + khí hidro
d) Canxi cacbonat (CaCO3) + axit clohidric (HCl) → Canxi clorua (CaCl2)+ nước + khí cacbonic
Bài 5:
a) Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3
b) P→ P2O5→ H3PO4→ Mg3(PO4)2P→ P2O5 → H3PO4→ Mg3(PO4)2
c) S→ SO2→ SO3→ H2SO4→ FeSO4→ ZnSO4S→ SO2→ SO3→ H2SO4→ FeSO4→ ZnSO4
d) KMnO4→ O2→ CaO→ Ca(OH)2→ CaCO3→ CaCl2
Bài 7: Viết các PTHH thực hiện chuyển hoá sau:
Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 →CO2
Bài 8: Viết các PTHH thực hiện chuyển hoá sau: Fe → FeCl2→ Fe(OH)2→ FeSO4 → FeCl2
Bài 9: Viết phương trình thực hiện chuỗi biến hóa sau.
a) Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaCl → NaNO3.
b) FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO4 → BaSO4.
c) Na → NaCl → NaOH → NaNO3 → NO2 → NaNO3.
d) C → CO2 → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2
Clorua vôi → Ca(NO3)2
---(Để xem nội dung chi tiết đáp án phần tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn tập kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.