I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Cách xác định số oxi hóa
Qui tắc 1: Số oxi hóa của các đơn chất bằng 0.
Qui tắc 2: Trong các hợp chất, SOH của O thường bằng -2 (trừ H2O2, Na2O2, OF2, …), SOH của H thường bằng +1 (trừ NaH, BaH2,..)
Qui tắc 3: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong một hợp chất bằng 0.
Qui tắc 4: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong ion bằng điện tích của ion đó.
Qui tắc 5: Trong hợp chất, kim loại có hóa trị n thì có SOH là +n.
2. Phản ứng oxi hóa khử
- Khử cho – O nhận (Khử tăng – O giảm).
- Phản ứng oxi hóa là phản ứng có sự thay đổi SOH của một số nguyên tố. Các PƯ có đơn chất (tham gia hoặc tạo thành) thường là các PƯ oxi hóa khử (trừ 3O2 → 2O3).
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron:
Bước 1: Xác định SOH của các nguyên tố thay đổi số oxi hóa.
Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử và cân bằng (nguyên tố trước, điện tích sau).
Bước 3: Xác định hệ số thích hợp sao cho “tổng số e nhường bằng tổng số e nhận”.
Bước 4: Điền hệ số vào phương trình, cân bằng và kiểm tra (thường đếm O hoặc H).
3. Định luật bảo toàn electron
- Nội dung: Tổng số e chất khử nhường = tổng số e chất oxi hóa nhận.
- Hệ quả: Tổng số mol e chất khử nhường = tổng số mol e chất oxi hóa nhận.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
(1) 2SO2 + O2 → 2SO3.
(6) 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
(2) Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2.
(7) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
(3) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.
(8) KOH + CO2 → KHCO3.
(4) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(9) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
(5) 2H2O2 → 2H2O + O2.
(10) 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.
Câu 2. Cân bằng các PTHH sau (Phản ứng oxi hóa khử có môi trường):
(1) Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O.
(5) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
(2) Al + H2SO4 đặc → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O.
(6) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(3) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(7) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.
(4) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O.
(8) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Câu 3. Cân bằng các PTHH sau (Phản ứng oxi hóa khử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hóa):
(1) FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
(2) CuFeS2 + O2 → CuO + Fe2O3 + SO2
(3) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
(4) CuS + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O
Câu 4. Giải các bài tập sau theo phương pháp bảo toàn electron:
(a) Cho 5,4 gam Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính V.
(b) Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al (tỉ lệ số mol 1: 1) tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Tính V.
(c) Cho 10,2 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) và 3,2 gam một chất kết tủa vàng. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(d) Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y. Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 4,48.
C. 5,60.
D. 3,36.
(e) Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Tính V.
III. MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
Câu 5: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
A. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
D. CaO + CO2 → CaCO3.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
B. 4Fe(OH)2 + O2 →2Fe2O3 + 4H2O.
C. CaCO3 → CaO + CO2.
D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
Câu 7: Cho phản ứng:
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. K2Cr2O7 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4.
C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7.
Câu 8. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca → CaC2
(b) C + 2H2→ CH4
(c) C + CO2 → 2CO
(d) 3C + 4Al → Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c) B. (b) C. (a) D. (d)
Câu 9: Cho các phương trình phản ứng:
(a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(c) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2.
(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 10. Cho các phản ứng sau:
(1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
(2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
(3) MgCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + MgCO3
(4) 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
(5) (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O
Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 2. B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 1: 2. C. 2: 3. D. 2: 9
Câu 12. Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 2: 3. C. 2: 5. D. 1: 4.
Câu 13. Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6. B. 8. C. 4. D. 10.
Câu 14. Cho phản ứng hoá học sau: \(Al + HN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + N{H_4}N{O_3} + {H_2}O.\)
Hệ số cân bằng của các chất trong sản phẩm lần lượt là:
A. 8, 3, 15. B. 8, 3, 9. C. 2, 2, 5. D. 2, 1, 4.
Câu 15. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 1: 5. B. 5: 1. C. 3: 1. D. 1: 3.
Câu 16. Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y.
Câu 17. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 18. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.
Trên đây là trích đoạn nội dung Ôn tập chuyên đề phản ứng oxi hóa – khử môn Hóa học 10 năm 2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!