Ôn tập chương II

Sau khi tổng hợp lại các kiến thức cơ bản Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh bài Ôn tập chương II - Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất​ - Địa lý 10, ngoài kiến thức cơ bản của từng bài còn có các câu hỏi tự luận, bài tập và 10 câu hỏi trắc nghiệm góp phần giúp các em củng cố lại kiến thức và giúp các em nắm bài nhanh hơn. 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vũ trụ

  • Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.

1.2. Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ)

  • Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:
    • Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
    • Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải)
    • Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí...

1.3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời

  •  Vị trí:
    • Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
    • Khoảng cách trung bình từ Trái đất đến mặt trời là: 149,6 tr km.
    • Với khoảng cách trên và sự tự quay làm cho trái đất nhận được của mặt trời một lượng bức xạ phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.

1.4. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 

Nội dung

Hệ quả

Sự luân phiên ngày đêm

Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: Nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

  • Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
  • Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
  • Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT
    • Chia bề mặt trái đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
    • Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của  nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.
    • Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
  •  Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:
    • Trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một đường kinh tuyến làm mốc để đổi ngày
      • Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
      • Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày.
      • Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 làm đường chuyển ngày Quốc Tế

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

  • Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.
  • Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
  • Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
  • Lực Criôlít khối khí, dòng biển, đường đạn.

1.5. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất 

Nội dung Hệ quả

Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

  • Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
  • Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
  • Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
  • Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

Các mùa trong năm

  • Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
  • Mỗi năm có 4 mùa:
    • Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
    • Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
    • Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
    • Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
  • Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

  • Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
  • Theo mùa:
    • Ở Bắc bán cầu:
    • Mùa xuân, mùa hạ:
      • Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
      • Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
      • Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
    • Mùa thu và mùa đông:
      • Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
      • Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
      • Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. * Ở Nam bán cầu thì ngược lại:
  • Theo vĩ độ:
    • Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
    • Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
    • Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
    • Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

Bài tập minh họa

 
 

Câu hỏi 1: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Trả lời: 

  • Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
  • Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
    • Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
    • Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 lấy giwof quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
    • Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày, còn đi từ phía đông sang tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch.
  • Sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

Câu hỏi 2: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Vệt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31- 12?

Trả lời: 

  • Giờ GMT là 24h00
  • Việt Nam ở múi giờ số 7, bên phải múi giờ GMT → 24 + 7 = 31h. Tức là 7h00 ngày 1/1 năm sau.

Câu hỏi 3: Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam:

“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”.

Trả lời:

  • Từ trong thực tế hiện tượng “Ngày dài, đêm ngắn” (tháng 5) và “Ngày ngắn đêm dài” (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
  • Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
  • Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.

Câu hỏi 4: Sự thay đổi của các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Trả lời:

  • Sự thay đổi các mùa có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người. 
  • Vào mùa hè thì ngày dài đêm ngắn hơn, cảnh vật thiên nhiên cũng tươi sáng…làm cho con người năng động, sảng khoái hơn. 
  • Vào thu và đông thì tiết trời se se lạnh, ngày ngắn và đêm dài ra bầu trời cũng u ám nhiều, cây cối và cảnh quang sầm xuống hơn, làm cho con người cũng hiu hiu…đó là đối với ở nước ngoài. 
  • Còn ở Việt nam thì chỉ có miền Bắc là chia mùa rõ rệt, chứ trong miền Nam thì chỉ có mùa ”khô” và mùa ”ẩm ướt” thôi. Nắng, nóng, tiết trời khô ráo thì cũng tốt cho thiên nhiên và con người, nhưng khô ráo đến hạn hán thì cũng không xong. 
  • Mưa, gió, ẩm ướt giúp cây trái, mùa màng ra hoa, sinh sôi nảy nở, nhưng mưa gió bão bùng quá làm cho ngập lụt thì cũng không xong. 

→ Cho nên các mùa thay đổi, ảnh hưởng theo thời tiết cũng thay đổi bất thường thì ít nhiều thiên nhiên, các hoạt động, sinh hoạt đời sống con người sẽ bị ảnh hưởng.

Câu hỏi 5: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?

Trả lời:

  • Nếu giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đât vẫn có ngày, đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.
  • Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Rõ ràng là khi đó trên Trái Đất sẽ KHÔNG thể tồn tại sự sống.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm được các nội dung kiến thức cơ bản sau: 

  • Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
  • Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
  • ​Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Ôn tập chương II cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.
    • B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.
    • C. Mặt trời ở trung tâm trái đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. 
    • D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
    • A. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng.
    • B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.
    • C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng. 
    • D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sang.
    • A. đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ
    • B. chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh
    • C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại 
    • D. chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Ôn tập chương II Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?