Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Em có biết gì về hệ Mặt Trời,Trái Đất trong hệ Mặt Trời, chúng ta thường nghe nói đến Vũ Trụ.Vậy Vũ Trụ là gì? Bài học này sẽ giúp các em hiểu thêm về vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Mời tất cả các em cùng tìm hiểu.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời

1. Vũ Trụ

  • Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.

2. Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ)

  • Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:
    • Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
    • Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải)
    • Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí...

3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời

  •  Vị trí:
    • Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
    • Khoảng cách trung bình từ Trái đất đến mặt trời là: 149,6 tr km.
    • Với khoảng cách trên và sự tự quay làm cho trái đất nhận được của mặt trời một lượng bức xạ phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.

1.2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Sự luân phiên ngày đêm

  • Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Các múi giờ trên Trái Đất

(Các múi giờ trên Trái Đất)

  • Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
  • Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
  • Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT
    • Chia bề mặt trái đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
    • Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của  nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.
    • Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
  •  Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:
    • Trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một đường kinh tuyến làm mốc để đổi ngày
      • Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
      • Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày.
      • Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 làm đường chuyển ngày Quốc Tế

Sự chuyển ngày khi đi qua kinh tuyến 180

(Sự chuyển ngày khi đi qua kinh tuyến 180o)

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

 

  • Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.
  • Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
  • Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
  • Lực Criôlít khối khí, dòng biển, đường đạn.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm khái quát được về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 21 SGK Địa lý 10

Bài tập 2 trang 21 SGK Địa lý 10

Bài tập 3 trang 21 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 15 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 16 SBT Địa lí 10

Bài tập 4 trang 16 SBT Địa lí 10

Bài tập 5 trang 16 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 17 SBT Địa lí 10

Bài tập 1 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 3 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 10

3. Hỏi đáp Bài 5 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?