CHỦ ĐỀ LỰC – TỔNG HỢP LỰC
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
a. Lực \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\): được biểu diễn bằng một mũi tên (véc –tơ )
* Gốc mũi tên là điểm đặt của lực.
* Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
* Độ dài của mũi tên biểu thị độ lớn của lực theo một tỷ lệ xích nhất định.
b. Tổng hợp lực : là thay thế hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bởi một lực sao cho tác dụng vẫn không thay đổi.
* Lực thay thế gọi là hợp lực.
* Phương pháp tìm hợp lực gọi là tổng hợp lực.
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
LOẠI 1: TỔNG HỢP HAI LỰC
- sử dụng quy tắc hình bình hành
- sử dụng quy tắc 2 lực cùng phương cùng chiều
- sử dụng quy tắc 2 lực cùng phương ngược chiều
LOẠI 2: TỔNG HỢP 3 LỰC \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,,\overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,,\overrightarrow{{{F}_{3}}}\)
BƯỚC 1: lựa 2 cặp lực theo thứ tự ưu tiên cùng chiều hoặc ngược chiều or vuông góc tổng hợp chúng thành 1 lực tổng hợp \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{12}}}}\,\)
BƯỚC 2: tiếp tục tỏng hợp lực tổng hợp \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{12}}}}\,\) trên với lực \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{3}}}}\,\) còn lại cho ra được lực tổng hợp cuối cùng \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{{}}}}}\,\)
PP: theo quy tắc hình bình hành
*\(F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.{{F}_{1}}.{{F}_{2}}.\cos \alpha }\)
* \({{F}_{\min }}=\left| {{F}_{1}}-{{F}_{2}} \right|\)\(\le F\le \)\({{F}_{1}}+{{F}_{2}}={{F}_{\max }}\)
BA TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT | ||
* Hai lực cùng phương, cùng chiều : \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,\uparrow \uparrow \overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,:\alpha ={{0}^{0}}\)\(\Rightarrow \)\(F={{F}_{1}}+{{F}_{2}}\) | * Hai lực cùng phương , trái chiều : \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,\uparrow \downarrow \overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,:\alpha ={{0}^{0}}\Rightarrow \)\(F=\left| {{F}_{1}}-{{F}_{2}} \right|\) | * Hai lực vuông góc : \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,\bot \overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,:\alpha ={{0}^{0}}\) \(F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}}\) |
3. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4(N) và 5(N) hợp với nhau một góc α. Tính góc α ? Biết rằng hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng 7,8(N)
Hướng dẫn:
Ta có F1 = 4 N
F2 = 5 N
F = 7.8 N
Hỏi α = ?
Theo công thức của quy tắc hình bình hành:
F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cosα
Suy ra α = 60°15'
Bài 2: Tính hợp lực của hai lực đồng quy F1 = 16 N; F2 = 12 N trong các trương hợp góc hợp bởi hai lực lần lượt là α = 0°; 60°; 120°; 180°. Xác định góc hợp giữa hai lực để hợp lực có độ lớn 20 N.
Hướng dẫn:
F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cosα
Khi α = 0°; F = 28 N
Khi α = 60°; F = 24.3 N.
Khi α = 120°; F = 14.4 N.
Khi α = 180°; F = F1 – F2 = 4 N.
Khi F = 20 N ⇒ α = 90°
4. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Có 3 lực đồng qui \(0\) cân bằng như hình. Chọn phát biểu sai?
A. \(O\)
B.\(\frac{{{F}_{2}}}{\sin \alpha }=\frac{{{F}_{3}}}{\sin \left( \alpha +\beta \right)}\)
C.\({{F}_{hd}}=G.\tfrac{{{m}_{1}}{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)
D. \(\frac{{{F}_{1}}}{\sin \alpha }=\frac{{{F}_{2}}}{\sin \beta }\).
Bài 2: Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây? Cho biệt góc giữa cặp lực đó?
A. 3 N,15 N;1200
B. 3 N,13 N;1800
C. 3 N,6 N;600
D. 3 N,5 N; 00
Bài 3: Hai lực \({{F}_{1}}=9N\) & \({{F}_{2}}=4N\) cùng tác dụng vào một vật. Hợp lực của 2 lực có thể là :
A. 2N B. 4N
C. 6N D. 15N
Bài 4: Cho 2 lực \({{F}_{1}}=6N\);\({{F}_{2}}=8N\). Tìm độ lớn hợp lực của \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\) của \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to {\mkern 1mu} \mathop {;{F_2}}\limits^ \to {\mkern 1mu} \); vẽ hình \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,\); \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,\) & \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\). Trong các trường hợp góc kẹp giữa hai lực bằng :
a. \(\alpha ={{0}^{O}}\)
b. \({{d}_{2}}\)
c. \(\alpha ={{90}^{O}}\)
d. \(\alpha ={{120}^{O}}\)
e. \(\alpha ={{60}^{O}}\)
f. \(\alpha ={{30}^{O}}\)
Bài 5: Cho 3 lực đồng phẳng như hình vẽ, tìm độ lớn của hợp lực F ; vẽ hình .
a. \({{F}_{1}}=1N\);\({{F}_{2}}=3N\);\({{F}_{3}}=5N\)
b. \({{F}_{1}}=7N\);\({{F}_{2}}=4N\);\({{F}_{3}}=3N\)
c. \({{F}_{1}}={{F}_{2}}={{F}_{3}}=\sqrt{3}N\); các góc đều bằng 1200 .
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn tập chủ đề Lực – Tổng hợp lực môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.