Nghĩa của từ

Qua tiết học các em cần tiếp thu được thế nào là nghĩa của từ? Cách giải nghĩa của từ?

Tóm tắt bài

1.1. Nghĩa của từ

a. Ví dụ 1: SGK

b. Kết luận

  • Là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
  • Thường đứng sau dấu 2 chấm (:)
    • Ví dụ: Cây
      • Hình thức: Là từ đơn, chỉ có một tiếng
      • Nội dung: chỉ một loài thực vật

1.2. Cách giải nghĩa của từ

  • Có 2 cách
    • Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
      • Ví dụ:
        • Tập quán: Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong cuộc sống, được mọi người làm theo
    • Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
      • Ví dụ:
        • Từ: Trung thực
          • Đồng nghĩa: Thật thà, thẳng thắn...
          • Trái nghĩa: Dối trá, lươn lẹo...

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Câu hỏi: Cho ví dụ và tìm các cách giải nghĩa của những từ ngữ đó.

Gợi ý làm bài

(1). Từ: Tập trung

  • Cách 1: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
    • Động từ, dồn vào một chỗ hoặc một điểm
      • Ví dụ:
        • Tập trung đồ đạc vào một chỗ
        • Mọi người đã tập trung đông đủ
  • Cách 2: Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
    • Đồng nghĩa: Tập kết
    • Trái nghĩa: Giải tán

(2). Từ: Khái quát

  • Cách 1: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
    • Động từ, thâu tóm những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng
      • Ví dụ
        • Khái quát tình hình
        • Khái quát toàn bộ vấn đề ở năm điểm chính
    • Tính từ, có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng
      • Ví dụ
        • Đặc điểm khái quát
        • Cách nhìn khái quát
  • Cách 2: Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
    • Đồng nghĩa: Đại quát
    • Trái nghĩa: Cụ thể

3. Soạn bài Nghĩa của từ

 Để  nắm vững kiến thức thế nào là nghĩa của từ? Cách giải nghĩa của từ?, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Nghĩa của từ.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?