Nghi luận xã hội bàn về lòng tự trọng trong cuộc sống

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ýSơ đồ tư duy - Nghi luận xã hội bàn về lồng tự trọng trong cuộc sống

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của lòng tự trọng trong cuộc sống.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
  • Người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì.

b. Phân tích, chứng minh

  • Thế nào là sống có lòng tự trọng?
    • Tự trọng là sống trung thực
    • Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách.
    • Dẫn chứng: Trần Bình Trọng, người Nhật...
  • Vai trò của lòng tự trọng
    • Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người.
    • Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.

c. Bình luận, mở rộng

  • Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại...
  • Ví dụ: Câu chuyện Rùa và Thỏ
  • Phê phán, lên án lối sống tự cao, tự đại...

d. Bài học nhận thức và hành động

  • Nhận thức
    • Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm.
    • Một dân tọc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế.
  • Hành động
    • Rèn luyện phẩm giá, nhân cách để có lòng tự trọng.
    • Thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân.
    • Lòng tự trọng chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta nên sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.

3. Kết đoạn

  • Khẳng định lại vấn đề: Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Đoạn văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết đoạn văn mẫu (khoảng 200 chữ) bàn về lòng tự trọng.

Gợi ý làm bài

     Giá trị của con người không phải được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất ở lòng tự trọng của con người. Theo từ điển Tiếng Việt, "tự trọng" là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Qua đây chúng ta nên hiểu sống có lòng tự trọng là sống trung thực, hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập. Dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn. Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Chúng ta thấy rằng lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Muốn cho xã hội phát triển, văn minh thì con người cần phải sống có lòng tự trọng.  Tuy nhiên bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, biết ý thức về bản thân và về công việc thì còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng. Hoặc có lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự kiêu. Ví dụ như câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Thỏ luôn tự cao về sự nhanh nhẹn của mình nên sinh ra coi thường người khác. Vì thế, trong cuộc chạy đua thỏ đã thua cuộc. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc về giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Có nhiều người có lòng tự trọng quá thấp dẫn đến không nhận thức được bản thân, không phân biệt được đúng sai dẫn đến đánh mất nhân cách, phẩm giá của mình. Qua đây, chúng ta có thể rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân mình. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta. Chúng ta - thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Lòng tự trọng chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta nên sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực...Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cùng đoạn văn nghị luận xã hội mẫu bàn về sức mạnh của lòng tự trọng. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn thi thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Ngoài ra, để củng cố lại kiến thức về dạng đề này mời các em tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?