Nghị luận về giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Gợi ý làm bài nghị luận về giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

B. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc, thơ văn của ông không hề xa lạ với bạn đọc ngày nay, đặc biệt là bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

b. Thân bài

  • Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay: bởi nó ghi lại chân thực bức tranh đời sống xã hội  và con người, đồng thời gửi gắm và kí thác trong đó tình cảm chân thành, cảm xúc mãnh liệt của con người đấu tranh hết mình vì lẽ phải và tự do của dân tộc.
    • Quan niệm sáng tác văn chương của ông là chở đạo, đâm tà: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
    • Cuộc đời và phẩm chất của người nghệ sĩ mù yêu nước: làm thơ đánh giặc, dạy học và bốc thuốc cứu người.
    • Các sáng tác của ông là những trang văn bất hủ ngợi ca đạo đức (truyện Lục Vân Tiên), ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân ta chống thực dân Pháp (thơ văn yêu nước).
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với học sinh ngày nay và giá trị của nó:
    • Học sinh ngày nay không phải ai cũng thích đọc Văn tế nghĩa sí Cần Giuộc bởi có thế do bài văn tế quá dài, tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố ; hình ảnh ước lệ tượng trưng; sử dụng cách nói mộc mạc của nông dân Nam Bộ.
    • Giá trị bài văn tế: Văn tế nghĩa sí Cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá:
      • Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.
      • Là bài ca về những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, họ mãi sống trong lòng người dân việt nam bởi: họ là những người nông dân nghèo quen việc cuốc, việc cày nhưng giàu lòng yêu quê hương, đất nước, khi đất nước lâm nguy thì họ là anh hùng cứu nước; nghĩa khí và quan niệm sống, chết, nhục vinh của họ vô cùng cao đẹp, ý thức đánh giặc của họ là vì Tổ quốc độc lập.
  • Cần thấy rõ giá trị của bài văn tế và hết sức trân trọng nó.
    • Nội dung và giá trị nhiều mặt: ghi lại cuộc kháng Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc, hi sinh hết mình vì nhân dân, đất nước; thôi thúc người con sống đứng lên chống Phám và mở ra một tương lai tươi đẹp khi người dân biết bảo vệ độc lập tự do. Vì vậy bài văn tế có mặt cả trong kho tàng lịch sử và kho tàng văn học.
    • Cần phải biết uống nước nhớ nguồn, trân trọng và phát huy giá trị văn hóa, tinh thần mà cha ông để lại.

c. Kết luận

  • Thơ văn đồ chiểu nhất là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” mãi là viên ngọc quý trong đời sống tinh thần của mọi thế hệ.
  • Cần biết trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị của nó, cần biết phê phán những ai còn xa rời tác phẩm giàu giá trị như bài văn tế.

Bài văn mẫu

Đề bài: Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề trên.

Gợi ý làm bài:

Văn học là bức tranh về đời sống, xã hội và con người. Văn học có thể mang cho người đọc những nhận thức mới mẻ, sâu rộng nhiều mặt về bức tranh ấy trong những thời gian và không gian khác nhau. Tiếp cận tác phẩm “Nguyễn Đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Phạm Văn Đồng cho chúng ta thấy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không hề xa lạ với bạn đọc ngày nay. Đặc biệt “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được xếp vào hàng những áng cổ hùng văn của dân tộc, ghi lại mốc son oanh liệt trong lịch sử kháng Pháp của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX. 

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ hiện nay bởi tính chân thật. Tính chân thật được thể hiện ở quan niệm sáng tác văn chương phải chuyên chú ở con người và phải có tinh thần chiến đấu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Tính chân thật được thể hiện ở cuộc đời và phẩm chất của người nghệ sĩ mù yêu nước, làm thơ đánh giặc, dạy học và bốc thuốc cứu người. Được thể hiện trong những trang văn bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu đấu oanh liệt của nhân dân ta chống lại thực dân phương Tây: Chạy giặc, Xúc Cảnh, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc….

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu làm sống dậy trong tâm trí người đọc phong trào kháng Pháp oanh liệt, bi tráng của những danh tướng anh hùng của dân tộc như: Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Trung Trực…

Đem lại cho người đọc những rung động sâu sắc trước nỗi đau cắt xé của cả dân tộc khi đất nước hoàn toàn rơi vào tay giặc, khí tiết thanh cao của người nghệ sĩ mù quyết không chịu cám dỗ của kẻ thù.

Tính chân thật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn được thể hiện ở văn phong, ngôn ngữ rất phong phú với tính cách, phẩm chất và cách nói của người dân Nam Bộ. Tác phẩm của ông đến với người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu và truyền cảm.

 “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của ông là một trong những tác phẩm tiêu biểu, xây dựng thành công bức tượng đài về người anh hùng nông dân thất thế, là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng Pháp.

Mặc dù vậy học sinh ngày nay không phải ai cũng thích đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bởi có thế do bài văn tế quá dài, tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố ; hình ảnh ước lệ tượng trưng; sử dụng cách nói mộc mạc của nông dân Nam Bộ. Tuy nhiên Văn tế nghĩa sí Cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá ca ngợi lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn của nhân dân ta.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Với trái tim yêu nước và ngòi bút nhân nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu đã “ca ngợi những người nông dân thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Thơ văn ông là tiếng khóc, là nước mắt não nùng của cả dân tộc khóc cho những người quên mình vì đại nghĩa, ”sống đánh gặc thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện trả thù kia”.

Giọng văn mạnh mẽ, lời lẽ hùng hồn, từ ngữ giản dị, mộc mạc và gần gũi, tác phẩm đã đi vào lòng người và để lại những ấn tượng mạnh mẽ. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một bài văn tế có thể xếp vào hàng văn tế hay nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Đó là một tác phẩm bất hủ, vượt thời gian, luôn đồng hành với dòng chảy của văn học .Tuổi trẻ ngày nay, nếu ta biết cách để đón nhận nó thì đây là bài học rất bổ ích về lòng yêu nước.

Vai trò lớn lao của văn học là mở ra trước mắt người đọc những chân trời mới, chân trời của quá khứ, hiện tại và tương lai. Và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mãi là viên ngọc quý. Đời sống và sự nghiệp của ông mãi là tấm gương sáng, nêu cao vị thế và vai trò của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa. “Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, thông cảm sâu sắc với quần chúng và đã cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cần cù, dũng cảm đã tiếp thêm sức mạnh cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ, cho lòng tin, cho tình cảm và cả nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu” (Hoài Thanh).

-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?