Ngắm trăng - Hồ Chí Minh

Qua bài học giúp các em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời. Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: một bài học về đường đời, đường cách mạng.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Hồ Chí Minh

  • Tên: Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969)
  • Quê quán: Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
  • Cuộc đời:
    • Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
    • Là nhà dân nhân văn hóa thế giới.

b. Tập nhật kí trong tù

  • Nhật kí trong tù là một tập nhật kí bằng thơ, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
  • Bác viết Nhật kí trong tù cho khuây khỏa nhưng lại trở thành bức chân dung tự họa tinh thần của Bác, một người tù vĩ đại, có tâm hồn cao đẹp, có ý chí phi thường và có tài năng nghệ thuật.
  • Nhật kí trong tù là viên ngọc quí của văn học Việt Nam.

c. Tác phẩm

  • Bài thơ được trích trong tập "Nhật kí trong tù" được Bác sáng tác trong thời gian Người bị bắt giam và giải qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

d. Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhan đề

  • Vọng nguyệt là một thi đề trong thơ xưa. Thi nhân gặp trăng đẹp thì làm thơ, có rượu có hoa thì càng hoàn mĩ. Chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi.

b. Hai câu thơ đầu

  • Ngục trung: trong ngục.
  • Vô tửu, vô hoa: không rượu, không hoa.
  • Người ngắm trăng: tay chân bị xiềng xích, tóc bạc, tiều tụy, không bạn hiền

→ Vô cùng thiếu thốn nhưng lại đặc biệt.

Nại nhược hà: biết là thế nào → bối rối.

Khó hững hờ → lời khẳng định, thể hiện sự bình thản,

⇒ Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.

c. Hai câu thơ cuối

  • Nhân, thi gia, nhà tù, song, nguyệt, trăng.

→ Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến. Câu thơ dịch mất chữ "hướng" thể hiện sự bình thản, tĩnh tại.

  • Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng.
  • Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân → nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ.

⇒ Cuộc vượt ngục tinh thần trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa nghệ sĩ vừa phi thường của người chiến sĩ cách mạng. Sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
    • Nghệ thuật

      • Cổ điển: Nhan đề, hoa, rượu, trăng.
      • Hiện đại: Hồn thơ lạc quan. toát lên tinh thần thép.
      • Sử dụng phép nhân hóa, đối lập và điệp ngữ làm hình tượng trăng trở nên gần gũi như người bạn thân.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích bài Ngắn trăng của Hồ Chí Minh.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca. Bác Hồ – người chiến sĩ — thi sĩ cũng viết nhiều về trăng. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, trăng lại hiện lên trong thơ Người với vẻ đẹp riêng.
  • Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác đang bị tù trong nhà tù cua bọn Tưởng Giới Thạch tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
  • Tuy sáng tác trong tù nhưng “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm.

2. Thân bài

  • Hoàn cảnh, xuất xứ của bài thơ
    • Tháng 8 – 1942, Bác Hồ từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quôc tê cho cách mạng Việt Nam. Nhưng không may Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam thuộc 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bác bị đày đọa, cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Bác đã viết Nhật kí trong tù bằng chữ Hán. Tập thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
    • Ngắm trăng là bài thơ được rút ra từ tập Nhật kí trong tù của Bác.
  • Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
    • Các nhà thơ xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật thú vị.
    • Bác Hồ lại ngắm trăng trong hoàn cảnh bị giam cầmbị đày đọa, cực khổ.
    • Trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Bác bỗng khao khát được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc trăng đẹp như thế mà không có rượu, không có hoa. Câu thơ thứ hai đã diễn tả cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp của đêm trăng:

"Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

  • Người thi sĩ đã rung động tâm hồn trước vẻ đẹp của trăng dù thân thê đang bị giam cầm trong nhà tù khắc nghiệt, tàn bạo.
  • Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng
  • Hai câu thơ cuối diễn tả thật sâu sắc mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

  • Bác ngắm trăng qua chấn song sắt cửa sổ của nhà tù. Dấu cho song sắt nhà tù chắn ớ giữa thì Bác vẫn thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù đê tìm đến trăng.
  • Trăng vốn là vô tri vô giác mà trước người tù thi sĩ, trăng trở nên một người bạn. Trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ.
  • Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ cách mạng. Bên trong song sắt là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thô giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn. Song sắt nhà tù có thể giam hãm được thân thể Bác nhưng nó đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ tìm đến với nhau.

3. Kết bài

  • “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm.

  • Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt, sâu sắc và mạnh mẽ của Bác trong hoàn cảnh tù đày.

  • Ngắm trăng cho thấy sức mạnh to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Có thể nói, bài thơ đã thể hiện được một tinh thần thép, một phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.

3. Bài soạn Ngắm trăng

Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xách, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng. Để cảm nhậ và nắm rõ nội dung bài học, các em có thể tham khảo Bài soạn Ngắm trăng.

4. Một số bài văn mẫu về Ngắm trăng

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX.Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?