ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
A. Lý thuyết
1. Các quan điểm về vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Thuyết Địa tâm của Ptoleme (TKII) cho rằng: Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, các thiên thể khác và Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.
- Thuyết Nhật tâm của Copecnic (Ba Lan) (Thế kỉ XVI) dã khẳng định sự tồn tại của Hệ Mặt Trời trong đó Mặt Trời là trung tâm của của hệ, các thiên thể khác quay xung quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục.
- Thế kỉ 19 (1858) Phuco (pháp) đã khẳng định Trái Đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời bằng các dẫn chứng khoa học (chứng minh bằng dao động của con lắc đơn trên đền thờ Pantenon.
2. Đặc điểm của vận động
- Hướng tự quay: Trái đất quay quanh trục tưởng tượng có hướng từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc.
- Trong khi tự quay, trục Trái Đất không đổi hướng, luôn nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66o33’ (Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng chứa quỹ đạo của tâm Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời).
- Thời gian hoàn thành một vòng tự quay hết một ngày đêm (có thể xác định theo Mặt trời hay theo Sao (Tuy nhiên 1 ngày đêm theo MT luôn lớn hơn 1 ngày đêm theo Sao do hướng TĐ chuyển động quanh MT trùng với hướng tự quay, thực tế tự quay 23h56’04’’) – Ngày đêm thiên văn.
- Vận tốc:
+ Vận tốc góc quay không đổi w =2π/T = 15o/giờ.
+ Vận tốc dài thay đổi theo vĩ độ địa lý, lớn nhất ở xích đạo 464m/s và giảm dần về hai cực (0 m/s), tại vĩ độ bất kì vận tốc dài được tính theo công thức
\(V\varphi = Vxđ.\cos \varphi \)
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Địa cực có những đặc điểm gì?
Hướng dẫn giải
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, gọi là địa trục. Đầu mút của mỗi địa trục tiếp xúc với bề mặt trái đất gọi là địa cực: cực Bắc và cực Nam.
- Đặc điểm của địa cực:
+ Là nơi gặp nhau của các kinh tuyến.
+ Nơi vĩ tuyến chỉ còn một điểm (900).
+ Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.
+ Ở địa cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
+ Địa cực có khoảng cách đến tâm Trái Đất ngắn nhất.
+ Khi Trái Đất quay, địa cực không di chuyển vị trí.
+ Cực Nam đón giao thừa vào ban ngày thì cực Bắc đón vào ban đêm, vì lúc cực Bắc có đêm dài 6 tháng thì cực Nam có ngày dài 6 tháng.
+ Vào thời khắc giao thừa của mỗi năm, ở cực Bắc và cực Nam có thể đón giao thừa 24 lần, vì đây là nơi gặp nhau của các múi giờ trên Trái Đất.
Câu 2: Tại sao chúng ta không cảm nhận được sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
Hướng dẫn giải
- Có thể xem chúng ta đang du hành trên con tàu khổng lồ là Trái Đất với vận tốc trung bình 29,8 km/s (gần bằng 107280km/h) xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip.
- Theo định luật quán tính, trạng thái chuyển động thẳng đều tức là có gia tốc bằng 0.
- Tuy Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, nhưng vì khoảng cách đến Mặt Trời rất lớn, nên trong từng khoảnh khắc của thời gian có thể coi Trái Đất chuyển động thẳng đều, tức là tương đương với trạng thái đứng yên (gia tốc = 0). Vì thế, chúng ta không cảm nhận được sự chuyển động của Trái Đẩt xung quanh Mặt Trời.
Câu 3 Thế nào là địa cực? Địa cực có những đặc điểm gì?
Hướng dẫn giải
Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cực Nam.
Địa cực có một số đặc điểm sau:
– Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến.
– Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (900).
– Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.
– Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng.
– Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất.
– Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập vận dụng đặc điểm của vận động tự quay quanh trục môn Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !