CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
A. Lý thuyết trọng tâm
- Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy được bằng mắt nhưng không có thực. Mặt Trời và nhiều thiên thể khác đang tham gia vào chuyển động này.
- Trong quá trình chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất luôn nghiêng 66033’ so với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương trong không gian nên từ 22/3 đến 22/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và từ 24/9 đến 20/3 bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Cũng với độ nghiêng đó nên phạm vi giữa vĩ độ 23027’B đến 23027’N là giới hạn xa nhất tia sáng Mặt Trời có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyến ở bề mặt đất lúc 12 giờ trưa ( hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh). Vì vậy, đứng ở bề mặt Trái Đất ta thấy hằng năm dường như Mặt Trời chỉ di động giữa hai chí tuyến. Đó là sự chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
Hình 2.3. Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
- Vào 21/3 trục nghiêng của Trái Đất không quay đầu nào về phía Mặt Trời, do đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tiếp tuyến bề mặt đất tại Xích đạo lúc 12 giờ trưa. Ngày 21/3 gọi là ngày Xuân phân, sau đó Mặt Trời sẽ di chuyển dần lên phía Bắc.
- Tới ngày 22/6 lúc 12 giờ trưa, tia nắng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất ở vĩ độ 23027’B. Vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Bắc. Ngày 22/6 gọi là Hạ chí, sau đó Mặt Trời di chuyển dần về phía Xích đạo.
- Vào ngày 23/9, trục nghiêng của Trái Đất một lần nữa không quay đầu nào về phía Mặt Trời, vì vậy tia sáng Mặt Trời lại chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất tại xích đạo lúc 12 giờ trưa. Ngày 23/9 gọi là ngày Thu phân, sau ngày này Mặt Trời di chuyển dần xuống phía Nam.
- Ngày 22/12 lúc 12 giờ trưa, tia nắng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất ở vĩ độ 23027’N. Vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Nam. Ngày 22/12 được gọi là Đông chí, sau ngày này Mặt Trời dần di chuyển trở về xích đạo.
- Như vậy, các địa điểm trong phạm vi giữa hai chí tuyến sẽ có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, chính giữa chí tuyến mỗi năm chỉ có một lần còn khu vực ngoài hai chí tuyến trở về cực, quanh năm không bao giờ thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh, càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ. Chuyển động biểu kiến này còn là nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất trong năm.
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là
A. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
B. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.
C. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
D. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.
Đáp án: C
Câu 2: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là
A. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
B. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.
C. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
D. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.
Đáp án: C
Câu 3: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày
A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.
Đáp án: B
Câu 4: Trong quá trinh chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày
A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.
Đáp án: D
Câu 5: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày
A. 21- 3 và 22 – 6. B. 22 – 6 và 22 – 12. C. 21 – 3 và 23 – 9. D. 22 – 12 và 21 – 3
Đáp án: C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !