SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT XUNG QUANH MẶT TRỜI
A. Lý thuyết trọng tâm
- Trong quá trình chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất cũng chuyển động quanh Mặt Trời. Mặt Trời đã tạo ra lực hấp dẫn để giữ cho các thiên thể chuyển động quanh nó, trong đó có Trái Đất. Tuy nhiên, Trái Đất không bị rơi vào Mặt Trời vì Trái Đất vận động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn (vận tốc trung bình là 29,8km/s). Mặt Trời là một trong hai tiêu điểm, hai tiêu điểm của elip này cách nhau khoảng 5km. Vận tốc chuyển động trên quỹ đạo elip này sinh ra lực ly tâm, lực này đủ triệt tiêu lực hấp dẫn của Mặt Trời đối với Trái Đất nên Trái Đất không bị rơi vào Mặt Trời. Mặt phẳng chứa quỹ đạo vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời gọi là mặt phẳng Hoàng đạo.
Hình 2.1. Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Do chuyển động trên quỹ đạo elip nên khoảng cách Mặt Trời – Trái Đất sẽ thay đổi trong năm. Điểm mà Trái Đất gần Mặt Trời nhất được gọi là điểm cận nhật, cách Mặt trời khoảng 147 triệu km và thường vào 1-3/1 hàng năm. Điểm mà Trái Đất xa Mặt Trời nhất gọi điểm viễn nhật, cách Mặt trời khoảng 152 triệu km và thường vào 3-5/7. Vì vậy, khi quan sát từ Trái Đất ta sẽ thấy khung Mặt Trời lớn nhất vào đầu tháng 1 và nhỏ nhất vào những ngày đầu tháng 7.
- Khi ở gần Mặt Trời, lực hút của Mặt Trời lớn nhất, do đó Trái Đất vận động với tốc độ lớn nhất, bằng 30,3km/s. Còn ở điểm viễn nhật vận tốc nhỏ nhất, bằng 29,3km/s. Vận tốc trung bình của Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo là khoảng 29,8km/s.
- Chiều dài quỹ đạo là khoảng 940 triệu km, hướng vận động là từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống).
- Thời gian để Trái Đất chuyển động trọn vẹn một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, thời gian này thường được gọi là năm thiên văn.
- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không đổi hướng và luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66033’ tức trục Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027’.
Hình 2.2. Độ nghiêng của truc Trái Đất so với mặt phẳng Hoàng đạo
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh xa nhau nhất là
A. Tp. Hồ Chí Minh.
B. Nha Trang.
C. Vinh.
D. Hà Nội
Đáp án A.
Giải thích: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh xa nhau nhất là Tp. Hồ Chí Minh do tỉnh này nằm gần xích Đạo hơn chí tuyến.
Câu 2: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không?
A. Trên Trái Đất vẫn có sự sống.
B. Trên Trái Đất không có sự sống.
C. Tùy thuộc vào từng địa điểm.
D. Chỉ có Xích đạo tồn tại sự sống.
Đáp án B.
- Hãy tưởng tượng Trái Đất hình cầu và chuyển động trên quỹ đạo hình elip xung quanh Mặt Trời trong một năm (12 tháng) lúc này một nửa cầu được chiếu sáng, nửa kia bị khuất trong bóng tối phải đi hết nửa vòng tròn elip (mất 6 tháng) thì nửa cầu chiếu sáng mới bị khuất sau tia sáng mặt trời và chìm trong bóng tối.
- Do vậy, nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm, nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất.
- Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp -> trên bề mặt Trái Đất không thể tồn tại sự sống được.
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 3-4 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Sự vận động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !