LUYỆN TẬP VỀ BẢNG TUẦN HOÀN MÔN HÓA HỌC 10
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố sau 9F, 17Cl, 53I, 35Br
A. I > Br > Cl > F B. F > Cl > Br > I C. I < Br < Cl < F D. F < Cl < Br < I
Câu 2. Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. B < Be < Li < Na C. Na < Li < Be < B
B. Li < Be < B < Na D. Be < Li < Na < B
Câu 3. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.
Câu 4. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F
Câu 5. Sắp sếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố 12Mg, 17Cl, 16S, 11Na
A. Na > Mg > S > Cl B. Cl < S < Mg < Na C. S < Mg < Cl < Na D. Na < Mg < S < Cl
Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất:
A. Photpho B. Asen C. Nitơ D. Bitmut
Câu 7. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
A. I, Br, Cl, P. B. C, N, O, F. C. Na, Mg, Al, Si. D. O, S, Se, Te.
Câu 8.Sắp xếp các hạt vi mô theo thứ tự tăng dần bán kính hạt : O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg.
A. Na < Mg < Al < Al3+ < Mg2+ < O2- ; B. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2- ;
C. Al3+ < Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na ; D. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.
Câu 9.Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là:
A. Clo B. Flo C. Kali D. Xesi
Câu 10.Chọn chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố sau: 14Si, 13Al, 12Mg, 11Na là
A. Si < Mg < Na < Al B. Si < Al < Mg < Na C. Al < Mg < Na < Al D. Na < Mg < Al < Si
Câu 11.Sự biến đổi tính chất kim loại trong dãy Mg, Ca, Sr, Ba là
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không biến đổi. D. không xác định.
Câu 12. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố sau 19K, 11Na, 12Mg, 13Al
A. Na > Mg > Al > K B. K > Al > Mg > Na C. K > Na > Mg > Al D. Al < Na < Mg < K
Câu 13. Tính kim loại tăng dần trong dãy:
A. Ca, K, Al, Mg B. Al, Mg, Ca, K C. K, Mg, Al, Ca D. Al, Mg, K, Ca
Câu 14. Tính kim loại giảm dần trong dãy:
A. Al, B, Mg, C B. Mg, Al, B, C C. B, Mg, Al, C D. Mg, B, Al, C
Câu 15. Cho cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s2 2s2 2p63s1, 1s2 2s2 2p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng là:
A. Z < X < Y B. Z < Y < Z C. Y < Z < X D. Kết quả khác
Câu 16. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau 14Si, 17Cl, 15P, 16S
A. Cl > S > Si > P B. Cl > S > P > Si C. P > S > Cl > Si D. Si < P < S < Cl
Câu 17. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau 16S, 8O, 9F, 17Cl
A. S < Cl < O < F B. S > Cl > O > F C. F > Cl > O > S D. O < F < Cl < S
Câu 15. Trong HTHT nhóm IA được gọi là:
A. kim loại kiềm B. kim loại kiềm thổ C. halogen D. khí hiếm
Câu 16. Trong HTHT nhóm IIA được gọi là:
A. kim loại kiềm B. kim loại kiềm thổ C. halogen D. khí hiếm
Câu 17. Trong HTHT nhóm VIIA được gọi là:
A. kim loại kiềm B. kim loại kiềm thổ C. halogen D. khí hiếm
Câu 18. Trong HTHT nhóm VIIIA được gọi là:
A. kim loại kiềm B. kim loại kiềm thổ C. halogen D. khí hiếm
Câu 19. Các nguyên tố họ d hoặc f (phân nhóm B) đều là
A. kim loại. B. phi kim. C. kim loại điển hình. D. phi kim điển hình.
Câu 20. Nguyên tử R có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d54s2. R có số electron hoá trị là
A. 2 B. 5 C. 7 D. 4
Câu 21. Nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d34s2. R thuộc họ nguyên tố nào?
A. s B. p C. d D. f
Câu 22. Vị trí của nguyên tử có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 trong BTH là:
A. ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA C. ô 17, chu kì 2, nhóm VIIA
B. ô 16, chu kì 3, nhóm VIIA D. ô 12, chu kì 2, nhóm VIIA
Câu 23. Nguyên tố A có Z = 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, phân nhóm VIB B. chu kì 3, phân nhóm VIIIA
C. chu kì 3, phân nhóm VIA D. chu kì 3, phân nhóm VIIIB
Câu 24. Nguyên tố R có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:
A. Chu kú 3, nhãm IVA B. Chu kú 3, nhãm VIA
C. Chu kú 4, nhãm VIA D. Chu kú 4, nhãm IIIA
Câu 25 .Một nguyên tử M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của M là:
A. ô 10, chu kì 2, nhóm IIA C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA
B. ô 11, chu kì 3, nhóm IA D. ô 12, chu kì 2, nhóm VIIA
Câu 26. Nguyên tố R có Z = 25, vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, phân nhóm VIIA B. chu kì 4, phân nhóm VB
C. chu kì 4, phân nhóm IIA D. chu kì 4, phân nhóm VIIB
Câu 27. Cho biết Cr có 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1. Vị trí của Cr trong BTH là:
A. ô 17, chu kì 4, nhóm IA C. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB
B. ô 24, chu kì 3, nhóm VB D. ô 27, chu kì 4, nhóm IB
Câu 28. Cấu hình electron của Sắt là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của sắt trong BTH là:
A. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIA.
C. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIB. D. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 29. Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2?
A. Ckì 4, nhóm VA. B. Ckì 4, nhóm VB. C. Ckì 4, nhóm IIA. D. Ckì 4, nhóm IIIA.
Câu 30. Nguyên tố X có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1. Vậy trong bảng tuần hoàn, vị trí của X thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm IB. B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIB.
---(Để xem tiếp nội dung phần trắc nghiệm vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
TỰ LUẬN
Câu 1. Cho các kim loại: Li, Na, K, Ca, Ba. Viết các phương trình hóa học (nếu có) xảy ra khi cho lần lượt kim loại tác dụng với H2O.
Câu 2. Cho các kim loại: Mg, Al, Fe, Zn, Cu. Viết các phương trình hóa học (nếu có) xảy ra khi cho lần lượt kim loại tác dụng với:
a) Dd HCl b) Dd H2SO4 loãng.
Câu 3. Cho Mg( Z= 12), Cl (Z= 17) .
a. Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của chúng trong BTH.
b. Nêu tính chất hóa học cơ bản của Magie, Clo theo nội dung :
- Là kim loại hay phi kim
- Công thức oxit cao nhất-hóa trị đối với Oxi
- Công thức hợp chất với hidro (nếu có)
- Công thức hiđroxit, tính chất của oxit và hidroxit.
Câu 4. Cho A và B là 2 nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kì .Tổng số proton cùa A và B là 35. Xác định vị trí của A và B trong BTH.
Câu 5. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kì kế tiếp nhau và cùng trong 1 nhóm A của BTH. Tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 14. Xác định vị trí của X và Y trong BTH.
Câu 6. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VII A có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố
mR : mO =7,1 : 11,2.
a. Xác định nguyên tố R.
b. Cho 10,4 g hh gồm Mg và Fe vào dd HR 2M được 3,36 lit H2 (đktc).Tính khối lượng Mg và Fe trong hh đầu
Câu 7. Nguyên tố X có 34 hạt (p, e, n) và ở nhóm IA.
a. Xác định X.
b. Cho 4,6g X vào 500g dd H2SO4 20%. Tính V khí bay ra ở đkc và C% dd thu được.
Câu 8. Khi cho 6,44 gam một kim loại nhóm IA tác dụng hoàn toàn với nước thì được 3,136 lít khí H2 sinh ra ở đktc và dung dịch A.
a. Hãy cho biết tên kim loại đã dùng.
b. Trung hòa dung dịch A bằng dung dịch H2SO4 2M. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng
c. Nếu trung hòa dung dịch A bằng dung dịch HCl 0,7M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
Câu 9. Cho 4,68g một kim loại kiềm tác dụng với 27,44ml H2O thu được 1,344 lít hidro và dung dịch X.
a. Xác định ngtử lượng kim loại kềm và tên.
b. Tính C% chất tan trong dung dịch X.
Câu 10. Hoà tan hết 13,7 g kim loại M có hóa trị II trong 50 g nước sinh ra 2,24 lít khí H2 (đkc).
a. Xác định tên kim loại M
b. Tính nồng độ % của dung dịch bazơ thu được
Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 27,3gam một kim loại kiềm R bằng dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng thu được 7,84 lít khí hidro (đktc)
a. Xác định tên kim loại?
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng?
c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 12. Khi cho 6,72 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với axit H2SO4 loãng thì được 6,272 lít khí H2 sinh ra ở đktc và 500ml dung dịch X.
a. Hãy cho biết tên kim loại đã dùng?
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch X.
Câu 13. Cho 2,74gam một kim loại M hóa trị 2 tác dụng hết với dung dịch 100ml HCl 1M thì thu được dung dịch A và khí hidro. Trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A thì cần 60ml dung dịch NaOH 1M, ta được dung dịch B.
a. Hãy cho biết tên kim loại đã dùng?
b. Tính khối lượng các muối có trong dung dịch B.
Câu 14. Cho 6,2g hh 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào H2O thu được 2,24 lít H2 bay ra(đkc) và được 500ml dung dịch X.
a. Xác định A, B.
b. Tính CM của dung dịch thu được.
...
Trên đây là phần trích dẫn Luyện tập về bảng tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!