Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Ngữ liệu sgk trang 120
- Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?
- Trong đoạn văn, tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích. Đó là những phân tích để làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn người người giỏi hơn mình) và “tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” nghĩa là thế nào? (Sông to, biện rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ).
- Đoạn văn trên cũng có sử dụng thao tác so sánh (Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng đã giúp người học hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của thái độ đó trong cuộc sống của con người.
- Tuy đoạn văn sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng không phải hai thao tác này đều có vai trò ngang nhau. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo còn thao tác so sánh chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi.
- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.
- Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.
- Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.
- Anh (chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận?
- Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn): là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.
Câu 2: Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn)
a. Hãy coi phần văn bản anh (chị) sẽ viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh và cho biết:
- Chủ đề của bài văn ấy là gì?
- Để làm sáng tỏ chủ đề ấy, cần phải nêu những luận điểm cụ thể nào? Hãy sắp xếp những luận điểm đó thành một dàn ý rành mạch, hợp lí.
- Đoạn văn anh (chị) dự định viết sẽ làm sáng tỏ luận điểm nào? Luận điểm ấy nằm ở phần nào trong dàn ý? Cần chuyển ý bằng cách nào để phần văn bản anh (chị) viết có liên kết được với đoạn văn trước đó?
b. Anh chị sẽ đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tở luận điểm? Cần vận dung thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh)? Vì sao?
- Giả sử anh (chị) đã quyết định vận dụng thao tác phân tích (hoặc so sánh) là chính, thì thao tác còn lại - so sánh (hoặc phân tích) - anh (chị) định sử dụng ở phần nào và sử dụng như thế nào để việc trình bày hợp lí, rõ ràng, có sức thuyết phục và hấp dẫn?
- Phải kết hợp thao tác lập luận chính và thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn không rời rạc mà gắn bó với nhau một cách hợp lí?
c. Diễn đạt các ý tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn
Gợi ý:
- Các em có thể viết một bài văn về bất kì một bài thơ nào mà các em yêu thích
- Cần chú ý đến những điều sau đây:
- Xác định chủ đề bài văn cần viết.
- Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành một dàn ý hợp lí, khoa học.
- Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong bài dàn ý? - Xác định câu chuyển ý cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.
- Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng các thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.
Câu 3: Công việc ở nhà:
a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.
b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh
c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh
Gợi ý:
- Câu a, câu b: Các em tự làm, các em chú ý những lưu ý được rút ra từ câu 2 để viết đoạn văn được tốt hơn. Sự kết hợp giữa các thao tác phải tự nhiên, không nên quá gượng ép.
- Câu c: Các em có thể sưu tầm ở sách, báo, những tác phẩm phê bình văn học....
Để ôn lại những kiến thức cần thiết cho bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
3. Hỏi đáp về bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.