Bài giảng Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh sẽ giúp các em ôn lại kiến thức trọng tâm về thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh. Đồng thời cũng sẽ giúp các em biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác này với nhau trong một bài văn nghị luận. chúc các em có thêm một bài giảng hay và ý nghĩa.
Tóm tắt bài
1.1. Tóm tắt nội dung
Thao tác | Lập luận phân tích | Lập luận so sánh |
Khái niệm | - Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng
- Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận
| - So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
- Có hai kiểu so sánh: Tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau)
|
Đặc điểm | - Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. (sự vật, hiện tượng)
- Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
| - Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục
- Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết)
|
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.