Bài giảng Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm sẽ giúp các em ôn lại kiến thức về ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự; sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong tự sự.
Tóm tắt bài
1.1. Ôn tập về ngôi kể
- Ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những gì mình trông thấy, những suy nghĩ, tình cảm của mình. Làm tăng tính chân thực, tạo độ tin cậy cho người đọc. Tuy nhiên ngôi kể này sẽ khó bao quát được toàn bộ câu chuyện.
- Ngôi kể thứ ba: Người kể giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Khiến cho việc kể linh hoạt, tự do, đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên lại khó bộc lộc hết cảm xúc của các nhân vật một cách sâu sắc.
- Chuyển đổi ngôi kể: Sẽ làm cho câu chuyện có thêm những góc nhìn mới mẻ, sinh động, cuốn hút hơn. Thể hiện trí tưởng tượng phong phú, rèn tư duy sáng tạo cho người kể chuyện.
1.2. Luyện nói
- Đề bài: Kể lại đoạn truyện "Chị Dậu xám mặt lại... hắn bị chị này túm tóc, lẳng cho một cái, ngã chỏng quèo ra thềm" theo lời của chị Dậu (theo ngôi thứ nhất).
Gợi ý:
- Những yêu cầu của bài nói:
- Phải chuyển đoạn truyện thành ngôi thứ nhất
- Phải đảm bảo các sự việc chính
- Phải kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Khi nói cần kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Nói to, rõ ràng, biểu đạt tốt thái độ, tình cảm.
- Khi kể đoạn truyện cần đảm bảo các sự việc:
- Chị Dậu đặt con xuống đỡ lấy tay tên Cai lệ
- Tên Cai lệ đánh chị Dậu và sấn đến chỗ anh Dậu
- Chị Dậu cự lại, Cai lệ tát vào mặt chị Dậu
- Chị Dậu túm cổ tên Cai lệ ấn dúi ra cửa
- Tên người nhà Lí trưởng sấn đến, chị Dậu đánh cả tên người nhà Lí trưởng.
2. Soạn bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Để hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn biểu cảm và văn nghị luận, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.