Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu

Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Lầu Hoàng Hạc để nắm các kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất của bài thơ này. Mong rằng bài giảng sẽ giúp các em cảm nhận được nỗi nhớ quê da diết đằng sau khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc và một vài điểm tuyệt bút trong nghệ thuật bài thơ. Chúc các em có thêm một bài giảng hay.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Thôi Hiệu (704 -754), quê ở Biện Châu, phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ông đỗ tiến sĩ năm 723, sau đó làm quan đến chức Tư Huân viên ngoại lang
  • Ông sống vào thời Thịnh Đường bắt đầu có mầm mống suy thoái, muốn lập công danh nhưng không thành đành bỏ đi ngao du sơn thủy

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Tác giả đến thăm Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc và ghé lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh khơi gợi trong ông một nỗi buồn thấm thía mơ hồ thấm vào cõi lòng khiến ông đã xúc cảm viết bài thơ này.
    • Quan sở tại đã cho khắc bài thơ lên vách lầu Hoàng Hạc. Sau này, tương truyền có lần thi nhân Lí Bạch đến lầu Hoàng Hạc, toan cầm bút đề thơ, nhưng không sao viết được vì đã có bài thơ của Thôi Hiệu
  • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
  • Bố cục:
    • Bốn câu thơ đầu: Hoài niệm quá khứ
    • Bốn câu thơ sau: Sự thất vọng trước hiện tại và nỗi lòng buồn nhớ quê hương.
  • Chủ đề: Bài thơ thể hiện tâm trạng u hoài trước thời thế của tác giả.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Bốn câu thơ đầu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.

(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.)

  • Những nét đặc sắc về hình thức ở hai câu thơ đầu:
    • Câu thơ đầu tiên là một câu thơ phá luật
    • Chữ thứ 2 lẽ ra phải thanh trắc thì ở đây lại thanh bằng
    • Chữ thứ 8 lẽ ra phải vần với chữ thứ 8 các câu 4,6,8 và có thanh bằng thì ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc.

→ Tất cả những điều đó đã làm cho câu thơ mang nhịp điệu man mác và diễn tả nối bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước thực tại: người tiên và hạc vàng còn đâu nữa

  • Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi để nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc mà thôi. 

⇒ Sự hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc trong tâm hồn nhà thơ

  • Câu thơ thứ 3: có đến 6 thanh trắc. Câu thơ diễn tả sự thật tàn nhẫn, sự bừng tỉnh đến bàng hoàng nhận ra, và nhân vật trữ tình lại càng thấm thía nỗi mất mác.
  • Câu thơ thứ 4: có 5 thanh bằng. 
  • Ba chữ cuối "không du du": diễn tả đám mây trắng nhẹ nhàng trong không trung, một đám mây đã trở thành vĩnh hằng, ngàn năm bay mãi, vô tận, muôn đời 

→ Bầu trời nhuốm màu tâm trạng của thi nhân, và phải chăng trong cái hiện hữu của đời người hẳn đã chứa bao cái muôn đời của muôn người.

b. Bốn câu thơ sau:

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ,
Phương thảo lê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

  • Cảnh sắc:
    • Hàng cây Hán Dương
    • Dòng sông tạnh
    • Cỏ thơm
    • Bãi Anh Vũ.

→ Cảnh đẹp, tươi tắn, bình dị nhưng lại vắng lặng, yên tĩnh như một bức tranh tĩnh vật. Một nỗi niềm u buồn phảng phất đâu đây.

  • Màu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói đau trong tâm, kéo nhà thơ trở về với lòng mình và chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương. 
  • Hình ảnh thơ "khói sóng" làm người đọc bâng khuâng hiểu, đó là sóng trên sông hay là sóng lòng, là nỗi niềm tâm can của nhân vật trữ tình → Một nỗi buồn xa xứ, một nỗi nhớ quê.
  • Từ "sầu" kết thúc bài thơ và cũng là từ thể hiện trực tiếp tâm trạng nhân vật trữ tình. Câu thơ dường như bất tận, bài thơ dường như ngân vang mãi bằng âm điệu gợi lên từ từ "sầu"

⇒ Một nỗi buồn dày đặc, miên man mãi đến vô cùng, vô tận.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Đề: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Gợi ý làm bài

Dưới đây là dàn bài gợi ý:

 

  • Mở bài:
    • Giới thiệu tác giả 
    • Giới thiệu tác phẩm (Thôi Hiệu sáng tác rất nhiều thơ với những đề tài khác nhau, nổi tiếng nhất là bàì Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) được truyền tụng rộng rãi qua hàng ngàn năm. Tâm trạng u hoài trước thời thế của tác giả được thể hiện bằng một bài thơ Đường luật với nghệ thuật tài tình hiếm có.)
  • Thân bài:
    • Hai câu đề: 
      • Nhắc lại huyền thoại về nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa, thời tiễn còn ở lẫn với người.
      • Trải qua bao tang thương dâu bể, giờ đây lầu Hoàng Hạc đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim.
    •  Hai câu thực:
      •  Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc.
      • Chỉ còn mây trắng vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.
    •  Hai câu luận:
      • Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy với đường nét, màu sắc hài hoà: nắng chiếu trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ.
      • Nghệ thuật miêu tả tinh tế, điêu luyện, chỉ vài nét phác họa mà thể hiện được thần thái của cảnh vật (thi trung hữu họa).
    •  Hai câu kết:
      • Hình ảnh Trên sông khói sóng là tác nhân gợi nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật rất phù hợp với tâm trạng ấy (xúc cảnh sinh tình).
      • Cái hay của hai câu kết tụ lại ở từ sầu là nhãn tự, thần tự của bài thơ.
    • Kết bài:
      • Nêu cảm nhận, đánh giá chung, khẳng định nhứng nét đẹp của bài thơ
      • Những suy nghĩ riêng của cá nhân, những điều tâm đắc về bài thơ

3. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc

Thôi Hiệu sinh ra và lớn lên vào những năm sơ – thịnh Đường, tính tình phóng khoáng, thích đi ngao du sơn thuỷ. Một lần đến chơi thành Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Thôi Hiệu lên ngắm lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh vào tầm mắt, nhà thơ cảm thấy có một nỗi buồn thấm thía mơ hồ thấm vào cõi lòng. Ông xúc cảm viết bài Hoàng Hạc lâu, khiến mọi người cảm phục. Để tìm hiểu rõ về nghệ thuật và nội dung của bài thơ này, các em có thể tham khảo bài văn mẫu sau: Bài soạn Lầu Hoàng Hạc.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Lầu Hoàng Hạc

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?