Khe chim kêu - Vương Duy

Bài giảng Khe chim kêu sẽ đem đến cho các em những nội dung trọng tâm nhất của bài học. Qua bài giảng, các em sẽ nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật cũng như vẻ đẹp của cảnh vật mà tác phẩm thể hiện. Mong các em sẽ học được nhiều điều thú vị và bổ ích từ bài giảng.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả 

  • Vương Duy (701 – 761) tự là Ma Cật, quê ở đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc).
  • Năm 21 tuổi, ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, nhưng có thời gian dài ông sống ẩn dật
  • Thơ Vương Duy thuộc loại thơ điền viên sơn thủy. Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ ông mang tính chất thanh nhàn, yên tĩnh, giàu chất họa.
  • Ông là người sùng tín đạo phật, và thơ ông mang đậm ý vị Thiền nên người đời gọi ông là “Thi Phật”.
  • Với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một hoạ sĩ nổi tiếng. Nhà thơ Tô Đông Pha thời Tống nói rằng: “Thưởng thức thơ Ma Cật, thấy trong thơ có hoạ, xem hoạ Ma Cật, thấy trong hoạ có thơ”.

b. Tác phẩm

  • Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
  • Bố cục: 
    • Hai câu đầu: Cảnh thanh vắng, an nhàn
    • Hai câu thơ sau: Khoảnh khắc xao động nhiều dư âm của khung cảnh

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hai câu thơ đầu:

Nhân nhà quế hoa lạc

Dạ tĩnh xuân sơn không.

(Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.)

  • Hai câu thơ đầu thể hiện hình ảnh con người sống trong cảnh nhàn hạ, đó là cuộc sống của người ẩn sĩ nơi điền viên sơn thủy để hòa mình vào thiên nhiên
  • Có sự giao hòa, giao cảm một cách tự nhiên giữa người và cảnh.
    • Trong đêm tĩnh lặng, thi nhân nghe được tiếng hoa quế rơi → tâm hồn nhạy cảm của thi nhân và sự tĩnh lặng trong chính tâm hồn của thi nhân
  • Sự kết hợp của ba từ "lạc" (rụng), "tĩnh" (vắng lặng), "không" (vắng không) → gợi sự tịch mịch của cảnh đêm nơi rừng núi.

⇒ Cảnh và người thật hòa hợp, người thì nhàn nhã, cảnh thì thanh tao, những bông hoa li ti nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng mùa xuân lại càng tĩnh lặng hơn.

b. Hai câu thơ sau:

Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung.

(Trăng lên, chim núi giật mình,

Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi)

  • Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động
  • Ánh sáng của ánh trăng lan tỏa làm kinh động đến tiếng chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, giật mình, thảng thốt. Ánh trăng lên không tiếng động vậy mà làm chim núi giật mình, điều đó cho thấy cảnh yên đến mức chỉ một thay đổi nhỏ cũng đủ làm khuấy động sự yên tĩnh.
  • Hai câu thơ dường như có sự chuyển dịch từ không gian tĩnh và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng (trăng lên) và âm thanh (chim núi cất tiếng kêu) làm tô điểm thêm cho sự tĩnh lặng của cảnh vật

⇒ Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh - sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn.

2. Soạn bài Khe chim kêu

Khe chim kêu là bài thơ miêu tả cảnh thanh nhàn, yên tĩnh của một vùng núi hoang sơ. Cảnh vật này đẹp như một bức tranh với những âm thanh của hoa quế rụng, trăng lên hay là tiếng chim kêu thảng thốt trong một màn đêm tĩnh lặng. Để tìm hiểu kĩ hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây: Bài soạn Khe chim kêu.

3. Một số bài văn mẫu về bài thơ Khe chim kêu

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?