Lập dàn ý phân tích tâm sự tình yêu của hai tác giả nữ trong bài Tự tình II - Hồ Xuân Hương và bài Sóng - Xuân Quỳnh.

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý


B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh
    • Hồ Xuân Hương (? - ?) quê ở Nghệ An, là một nhà thơ nữ sống ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
    • Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở Hà Tây, là một nhà thơ hiện đại với tâm hồn thơ dạt dào.
  • Giới thiệu hai bài thơ Tự tình II và bài thơ Sóng
    • Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là một bi kịch, cũng là một khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc bất diệt của người phụ nữ nhiều truân chuyên.
    • Sóng là một bài thơ thể hiện một tình yêu khao khát, dào dạt, sôi nổi và da diết, sâu lắng.
  • Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

  • Về hiện tượng người phụ nữ làm thơ tình yêu
    • Xưa nay, trong văn thơ Việt Nam, viết về tình yêu vẫn là đặc quyền của nam giới. Do đó, tình yêu chủ yếu được nhìn qua con mắt của nam giới.
    • Trong bối cảnh này, sự chủ động bộc lộ tình yêu và nhìn nhận tình yêu từ góc độ nữ giới của Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh là một hiện tượng cần được đặc biệt trân trọng.
  • Nét chung
    • Tâm thế trữ tình: (cách xưng hô, gọi tên nhân vật trữ tình): cả hai tác giả đều chủ động, bộc trực trong việc giãi bày tâm sự tình yêu thầm kín của chính mình ⇒ khát khao tế nhị trong cõi lòng của người phụ nữ.
    • Nội dung trữ tình: cả hai đều bộc lộ khát vọng được sống chung tình, được sống trong một tình yêu và niềm hạnh phúc trọn vẹn.
  • Nét riêng
    • Tâm thế trữ tình:
      • Người phụ nữ trong Tự tình II lẻ loi giữa đêm vắng, nếm trải nỗi bất hạnh của người đàn bà lẽ mọn ⇒ nói lên nỗi lòng đầy chua chát, ngán ngẩm về thứ tình cỏn con, bất xứng.
      • Trong Sóng, là hình ảnh của người phụ nữ một mình đứng trước biển lớn để bộc lộ những khát khao về tình yêu lớn lao, vĩnh cửu.
    • Nội dung cảm xúc:
      • Hồ Xuân Hương khao khát tận hưởng một tình yêu đủ đầy, trọn vẹn, thiết thực mà một người phụ nữ bình thường có quyền được hưởng.
      • Xuân Quỳnh khát khao được dâng hiến mình cho một tình yêu lý tưởng.
    • Giọng điệu:
      • Trong Tự tình II, giọng điệu nghiêng về bi phẫn với các sắc thái chính: uất ức, chua chát.
      • Trong Sóng, nghiêng về đắm say với các sắc thái chính: sôi nổi, thiết tha.

⇒ Tuy nhiên, đó chỉ là những cách biểu hiện khác nhau của cùng một khát khao mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc.

  • Thân phận và thời đại
    • Hồ Xuân Hương sống trong thời đại của chế độ đa thê, bất bình đẳng giữa nam nữ, quyền sống của người phụ nữ chưa được tôn trọng, bản thân bà cũng nhiều lần phải chịu cảnh lẽ mọn nên thấm thía hơn ai hết nỗi bất công, thiệt thòi.
    • Xuân Quỳnh sống trong thời đại mới, người phụ nữ đã được giải phóng, nam nữ bình quyền. Khi viết bài thơ Sóng, nhà thơ đang hạnh phúc trong tình yêu nên lòng chan chứa niềm tin vào tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

3. Kết bài

  • Hai bài thơ là lời tâm sự về tình yêu của hai nhà thơ nữ.
  • Tuy cùng viết về tình yêu, nhưng hai tác giả ở hai thời đại và hai thân phận khác nhau đã tạo nên những sắc thái tình yêu khác nhau.

Trên đây là sơ đồ gợi ý tóm tắt và dàn bài chi tiết của đề văn Lập dàn ý phân tích tâm sự tình yêu của khai tác giả nữ trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh. Ngoài ra để tham khảo thêm những dạng đề có liên quan đến bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương, các em có thể xem tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?