A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý
B. DÀN BÀI CHI TIẾT
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
- Hồ Xuân Hương (? - ?), là nhà thơ nữ sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
- Trần Tế Xương (1870 - 1907), là nhà thơ trào phúng sống vào khoảng cuối thế kỉ XIX.
- Giới thiệu hai bài thơ Tự tình II và bài thơ Thương vợ
- Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm có ba bài, bài thơ là nỗi sầu oán, đau đớn của người phụ nữ truân chuyên.
- Thương vợ là bài thơ hay và cảm động mà Tú Xương viết về vợ mình. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của Tú Xương dành cho người vợ tào khang của mình.
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung
- Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
2. Thân bài
- Thời đại, hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong 2 bài thơ của 2 tác giả.
- Số phận người phụ nữ: chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả
- Ở bài Tự tình II là nỗi buồn về thân phận, về tình duyên, hạnh phúc ⇒ những điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng của người phụ nữ.
- Ở bài Thương vợ: hình ảnh người phụ nữ chịu thương, chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng gạo, tiền của gia đình.
- Những phẩm chất tốt đẹp và khát khao được yêu thương.
- Trong bài Tự tình II, hình ảnh người phụ nữ sắt son khát khao được yêu thương, được hưởng hạnh phúc trọn vẹn một cách mãnh liệt.
- Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú hiện lên với vẻ đẹp của một người phụ nữ truyền thống Việt Nam với những đức tính tốt đẹp: nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con hết mực.
3. Kết bài
- Hai bài thơ là những hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: luôn chịu những bất công, gian khổ.
- Gợi mở vấn đề.
C. BÀI VĂN MẪU
Đề bài: So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ "Tự tình 2" và "Thương vợ"
Gợi ý làm bài:
Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống.
Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông- cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
Đưa từ lặn lội lên đầu câu, thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc, thấm thía hơn:
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của ngưòi phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làm tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.
Trên đây là bài tổng hợp gồm sơ đồ gợi ý tóm tắt, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu cho dạng đề So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương. Để tham khảo thêm bài phân tích về tác phẩm Tự tình II của nhà thơ Hồ Xuân Hương , các em có thể truy cập tại đây: Phân tích bài thơ Tự tình II
---Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp---