Lập dàn ý miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình - Văn mẫu lớp 5

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả về ông tiên bằng trí tưởng tượng của mình.

Gợi ý làm bài:

1. Dàn ý số 1

a. Mở bài: Giới thiệu chung:

- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.

- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

b. Thân bài: Tả ông Tiên:

- Ngoại hình:

  • Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.
  • Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.
  • Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…

- Tính nết:

  • Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
  • Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…

- Phép thuật:

  • Có phép thần thông biến hóa.
  • Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.

- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu về ông Tiên trong câu chuyện mà em yêu thích.

- Gợi ý: Từ bé, em đã rất thích được nghe kể về những câu chuyện cổ tích. Vừa lắng nghe, em vừa mường tượng ra những nhân vật ấy trong thế giới của mình. Mỗi nhân vật đều có những đặc điểm, nét thú vị riêng. Nhưng em thích nhất vẫn là nhân vật ông Tiên, đặc biệt là ông Tiên trong câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

b. Thân bài:

- Miêu tả ngoại hình của ông Tiên:

  • Một ông lão khoảng 70 tuổi, bước ra từ sương mù, quanh thân tỏa ra ánh hào quang
  • Mái tóc và bộ râu dài trắng xóa như mây trời
  • Khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu, làn da trắng hồng
  • Đôi mắt đen, ánh lên vẻ hiền từ
  • Mặc bộ trang phục như trong các bộ phim cổ trang, dài, nhiều lớp màu trắng muốt như tuyết
  • Trên tay cầm một cây gậy dài, như thân cây trúc

- Miêu tả tính cách, hành động của ông Tiên:

  • Ông hiền từ, quan tâm, lo lắng cho chàng thanh niên tội nghiệp
  • Ông dùng phép thuật dạy chàng câu thần chú để giúp chàng dành lại được công bằng

- Ý nghĩa nhân vật ông Tiên:

  • Đại diện cho thế lực to lớn, sức mạnh vĩ đại đứng về phía công bằng, chính nghĩa
  • Là chỗ dựa tinh thần cho những con người có số phận bất hạnh

c. Kết bài:

- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho ông Tiên

- Gợi ý: Dù đến nay, em đã khôn lớn, và cũng đã rất lâu không đọc lại các câu chuyện cổ tích. Nhưng trong trái tim của em, kí ức của em, thì hình ảnh ông Tiên với sự hiền hậu, sự tài ba sẽ mãi không bao giờ phai nhạt.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?

- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).

b. Thân bài:

- Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên

  • Hình dáng
  • Khuôn mặt
  • Chòm râu, mái tóc
  • Cây gậy.

- Những lời đối thoại của em với ông Tiên.

- Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: Em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).

c. Kết bài:

- Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu về ông Tiên mà em muốn miêu tả:

  • Ông Tiên ấy thuộc câu chuyện nào?
  • Nhờ đâu mà em được biết về ông Tiên ấy?

b. Thân bài:

- Miêu tả ngoại hình ông Tiên:

  • Mỗi khi ông Tiên xuất hiện thì bối cảnh có gì đặc biệt?
  • Ông ấy trông khoảng bao nhiêu tuổi?
  • Tóc, râu của ông ấy có màu sắc gì?
  • Khuôn mặt của ông ấy có đặc điểm gì? Đem đến cho em cảm giác ra sao?
  • Trang phục của ông ấy là gì? Có đặc điểm màu sắc ra sao?
  • Trên tay của ông ấy cầm cái gì? Đồ vật ấy có tác dụng ra sao?
  • Ông ấy có những phép thần gì đặc biệt?

- Miêu tả tính cách, hành động ông Tiên:

  • Ông ấy là một người như thế nào?
  • Ông ấy thường quan tâm, giúp đỡ những ai?
  • Sau khi giúp đỡ, ông ấy có đòi hỏi hồi đáp gì không?

c. Kết bài:

- Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho ông Tiên.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?