Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp - Văn mẫu lớp 5

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,...)

      Gợi ý làm bài:

      Bài văn mẫu số 1: Tả ngoại hình cô giáo

a. Mở bài:

  • Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Bốn. Em rất yêu và kính trọng cô.

b. Thân bài:

  • Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
  • Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mái khiến cô càng duyên dáng hơn.
  • Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
  • Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
  • Cô nhắc nhở chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê bình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

c. Kết bài:

  • Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).

      Bài văn mẫu số 2: Tả cụ già

a. Mở bài:

  • Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).

b. Thân bài:

  • Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.
  • Hình dáng: Cụ già đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.
  • Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.

c. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).

      Bài văn mẫu số 3: Tả chú công an

a. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?)

b. Thân bài:

  • Tả ngoại hình:
    • Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ…), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
    • Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
    • Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.
  • Tả hoạt động, tính cách:
    • Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
    • Chú hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
    • Chú vui vẻ hoà nhã với mọi người, ân cần hướng dẫn người dân mọi thủ tục cần thiết.
    • Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.

c. Kết luận:

  • Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.

Trên đây là những dàn bài tả một người mà em thường gặp đã được Chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo khi tiến hành lập một dàn bài chi tiết cho bài văn tả người. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích.

 

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?