Kiểm tra phần tiếng Việt

Qua bài Kiểm tra phần tiếng Việt giúp các em đánh giá được kết quả học tập của mình trong phần kiến thức Tiếng Việt. Biết kiến thức và biết vận dụng kiến thức thực hành các kiến thức Tiếng Việt.

Tóm tắt bài

1.1. Từ láy

  • Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
  • Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; những cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh).
  • Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
  • Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc  như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,...

1.2. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

  • Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:
    • Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
    • Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

1.3. Các phương châm hội thoại

  • Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng).
  • Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).
  • Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
  • Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức).
  • Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

1.4. Một số phép tu từ vựng

  • So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng tính chất gợi cảm.
  • Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi cảm.
  • Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng tính gợi cảm.
  • Nói quá: nói quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • Nói giảm, nói tránh: cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô bạo, thiếu lịch sự.
  • Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
  • Chơi chữ: dùng sự đồng âm và khác nghĩa của từ để tạo ra sắc thái hài hước dí dỏm.

2. Soạn bài Kiểm tra phần tiếng Việt

Để đánh giá được kết quả học tập của mình trong phần kiến thức Tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm
bài soạn Kiểm tra phần tiếng Việt.

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?