Chúng tôi giới thiệu đến các em bài Kể chuyện: Bím tóc đuôi sam nhằm giúp các em nắm được toàn bộ câu chuyện. Đồng thời giúp các biết nhận ra sai lầm và xin lỗi người khác.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu 1 trang 33 SGK Tiếng Việt 2
Kể lại đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện Bím tóc đuôi sam dựa theo hai tranh sau:
Gợi ý:
- Tranh 1: Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ trông rất đẹp. Bím tóc ấy đã khiến các bạn gái trong lớp Hà phải trầm trồ khen ngợi.
- Tranh 2: Tuấn trêu đùa Hà bằng cách nắm lấy bím tóc. Do cao lớn hơn nên cậu bé khiến Hà ngã phịch xuống đất rồi cứ cầm bím tóc Hà kéo đi. Cô bạn òa khóc rồi chạy đi mách thầy.
1.2. Câu 2 trang 33 SGK Tiếng Việt 2
Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lời của em.
Gợi ý:
Hà vừa khóc vừa chạy đi tìm thầy. Nhìn hai bím tóc xinh xinh rồi nói:
- Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!
- Hà nhìn thầy với khuôn mặt còn đầm đìa nước mắt:
- Thật không ạ?
- Thật chứ!
- Hà nín hẳn và hứa với thầy sẽ không khóc nữa. Cả hai thầy trò cùng cười.
1.3. Câu 3 trang 33 SGK Tiếng Việt 2
Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai : người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo).
Gợi ý:
- Hà: nhỏ nhẹ (khi trò chuyện với thầy)
- Tuấn: vui vẻ (khi trêu đùa Hà), nhỏ nhẹ, chậm rãi (khi xin lỗi Hà)
- Thầy giáo: điềm tĩnh, trầm ấm
- Phân vai theo sự hướng dẫn của thầy cô và dựng lại câu chuyện.
Lời kết
Thông qua bài học Kể chuyện: Bím tóc đuôi sam giúp các em rèn luyện những kĩ năng và nắm được những kiến thức cơ bản như sau:
- Kĩ năng:
+ Rèn kỹ năng nói
+ Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Rèn kỹ năng nghe
+ Có khả năng tập trung nghe giáo viên kể chuyện, nhớ chuyện.
+ Chăm chú theo dõi bạn kể.
- Nhận xét, đánh giá đúng lời bạn kể
+ Thái độ
+ Giáo dục về biết nhận sai và sửa lỗi.
- Kiến thức
+ Hiểu nội dung truyện
+ Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
+ Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Bím tóc đuôi sam để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.