Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện ca ngợi về cái đẹp, cái hay mà em biết dưới dạng một bài văn ngắn.
Gợi ý làm bài:
1. Bài văn mẫu số 1
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có anh thanh niên nghèo khổ tên là Khoai. Mồ côi cha mẹ, anh phải đi làm thuê cho một lão phú hộ trong vùng.
Biết tính anh thật thà, chất phác, lão phú hộ rắp tâm lừa gạt để bóc lột sức lao động của anh. Một hôm, lão giả bộ chân tình, vỗ vai anh bảo:
- Thấy mày hiền lành, chăm chỉ, tao thương lắm! Mày cố làm việc cho tao sẽ gả con gái cho!
Nghe lão nói thế, anh Khoai mừng lắm. Ngày này qua ngày khác, anh làm việc quần quật không tiếc sức, bất kể nắng mưa, khuya sớm. Lão phú hộ đắc ý, cười thầm trong bụng.
Cô con gái lão càng lớn càng xinh. Lão nghĩ bụng: “Con gái ta phải gả cho nhà giàu mới xứng. Đời nào ta lại để nó làm vợ cái thằng khố rách áo ôm kia!”. Thế rồi, lão âm thầm nhận lời gả cô cho con trai một trọc phú làng bên. Anh Khoai vẫn cần cù làm việc và không hề hay biết về âm mưu xấu xa của lão.
Ngày cưới đã đến. Lão phú hộ chuẩn bị tiệc tùng linh đình. Sợ lộ chuyên, lão gọi anh Khoai đến, ngon ngọt nói rằng:
- Ta giữ đúng lời hứa với anh. Hôm nay, ngày lành tháng tốt, ta cho làm đám cưới. Cỗ bàn ta đã chuẩn bị cả rồi. Có điều, anh cũng phải kiếm chút gì làm sính lễ chứ! Anh hãy vào rừng, tìm một cây tre trăm đốt, mang về đây để vót đũa cưới. Hãy đi nhanh lên cho kịp!
Được lời như cởi tấm lòng, anh Khoai hăm hở vác dao vào rừng. Anh tìm mãi, tìm mãi mà không thấy có cây tre nào có đủ trăm đốt. Trời đã quá trưa, tủi thân, anh ngồi thụp xuống đất, ôm mặt khóc hu hu. Bỗng nhiên, một tiếng nói ấm áp vang lên bên tai anh:
- Tại sao cháu khóc? Cháu hãy nói cho ta nghe, để ta nghĩ xem có cách nào giúp cháu chăng?
Anh Khoai bàng hoàng ngẩng đầu lên nhìn. Trước mặt anh là ông Bụt đang mỉm cười nhân hậu. Anh kể hết sự tình cho Bụt nghe. Bụt dạy:
- Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre đem tới đây cho ta!
Chỉ loáng sau, công việc đã xong. Anh Khoai mừng rỡ đặt một trăm đốt tre trước mặt Bụt. Bụt lại dạy:
- Con hãy xếp chúng nối tiếp với nhau!
Anh Khoai làm theo lời Bụt. Bụt vỗ tay ba cái và đọc câu thần chú:
- Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!
Tức thì, trăm đốt tre dính liền với nhau thành cây tre trăm đốt trước con mắt ngạc nhiên, thích thú của anh Khoai. Anh vui sướng cảm tạ Bụt rồi định vác về nhà nhưng cây tre dài quá, không cách nào đem ra khỏi rừng được. Anh đang loay hoay, bối rối thì Bụt bảo:
- Con hãy đặt nó xuống rồi đọc câu thần chú : Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!
Trong nháy mắt, một trăm đốt tre tách rời ra như cũ. Anh Khoai vòng tay tạ ơn Bụt rồi bó thành hai bó, vội vã gánh về nhà.
Tiệc cưới đang linh đình, thấy anh Khoai về, lão phú hộ chạy ra quát mắng phủ đầu:
- Tao bảo mày đi tìm cho tao cây tre trăm đốt chứ tao có bảo mày chặt một trăm đốt tre đâu! Mau mau cút khỏi đây ngay!
Biết mình đã bị lão lừa, anh Khoai giận lắm. Anh lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nối với nhau trên mặt sân rồi hô lớn:
- Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!
Ngay lập tức, trăm đốt tre dính liền thành cây tre trăm đốt thẳng băng. Thấy vậy, lão phú hộ tò mò đến gần xem. Anh Khoai đọc câu thần chú trên, lập tức lão bị dính vào cây tre. Lão hoảng sợ kêu cứu vang trời. Lão thông gia cùng gã con rể nhào vào kéo giúp cũng bị dính luôn. Mọi người hốt hoảng gỡ ba người ra nhưng vô hiệu. Họ bị dính chặt với nhau thành một đoàn rồng rắn trông thật tức cười.
Lão phú hộ khóc lóc, van xin anh Khoai tha chết và tuyên bố gả con gái cho anh. Lúc bấy giờ, anh Khoai mới thong thả đọc:
- Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!
Cây tre lại rời ra thành trăm đốt như cũ. Mọi người thoát nạn vội tản về nhà. Thế là anh Khoai cưới được vợ đẹp. Còn lão phú hộ thì bị anh cho một bài học nhớ đời.
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em nói: “ở hiền gặp lành, ở ác báo ác. Con người sống phải nhân hậu, trung thực. Câu chuyện bà kể cho cháu nghe vừa là đạo lí, vừa là ước mơ ngàn đời của người lao động đấy, cháu ạ!”.
2. Bài văn mẫu số 2
Trong những truyện thần thoại mà cô giáo đã kể cho chúng em nghe, em thích nhất truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh. Truyện phản ánh cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, lũ lụt và quá trình đấu tranh chống thiên tai của tổ tiên ta thuở trước. Truyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương thứ 18 chỉ sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Nhà vua muốn chọn cho con gái một người chồng tài giỏi nên ban lệnh kén rể hiền.
Hàng trăm chàng trai đến kinh đô xin ra mắt nhưng công chúa vẫn chưa chọn được ai. Một hôm, có hai người dung mạo khác thường cùng đến cầu xin. Một người là Sơn Tinh, chúa của miền núi cao; một người là Thủy Tinh chúa của vùng nước thẳm.
Nhà vua băn khoăn không biết chọn ai làm rể, bèn yêu cầu hai người thi tài trước toàn thể triều đình. Sơn Tinh có tài dời non, chuyển núi. Chàng chỉ tay về hướng Đông, hướng Đông xuất hiện những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chỉ tay về hướng Tây, hướng Tây mọc lên những dãy núi đồi trùng điệp. Thủy Tinh tài ba không kém. Chàng trổ tài hô mưa gọi gió, trong chớp mắt tạo nên sông, nên biển. Cả hai quyết tranh phần thắng.
Thấy cuộc thi tài kéo dài mà không phân thắng bại, Hùng Vương khó xử vô cùng, đành ra điều kiện:
- Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước, ta sẽ gả công chúa cho. Lễ vật phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Sáng hôm sau, lúc trời còn mờ sương, Sơn Tinh đã đến với đầy đủ lễ vật quý giá. Vua Hùng rất hài lòng, cho phép Sơn Tinh cưới Mị Nương và rước nàng về núi Tản Viên.
Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, quyết đuổi theo giành lại Mị Nương.
Chàng hóa phép làm cho trời đất tối tăm, mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, nước sông dâng lên cuồn cuộn. Thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá hùng hổ tiến đánh Sơn Tinh. Quân Thủy Tinh đi tới đâu gây thiệt hại ghê gớm tới đó. Nhà đổ, cây gãy, ruộng đồng chìm ngập trong biển nước mênh mông.
Sơn Tinh bình tĩnh chỉ huy quân lính chống trả. Chàng nâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao hơn tới đó. Từng dãy đồi mọc lên san sát bên nhau, tạo thành bức trường thành khổng lồ ngăn nước lũ. Quân Sơn Tinh hăng hái nhổ cây, lăn đá, tiêu diệt quân của Thủy Tinh. Cuộc chiến kéo dài ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận, phải rút quân về.
Nhưng Thủy Tinh không quên mối thù xưa. Hằng năm, cứ đến cuối mùa hè là Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, hòng giành lại Mị Nương.
Truyện thần thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh cho thấy tổ tiên ta từ mấy ngàn năm trước đã có khát vọng chinh phục và chiến thắng thiên tai. Giải thích nạn lụt lội hàng năm bằng những hình ảnh, chi tiết thần kì vô cùng hấp dẫn, điều đó chứng tỏ trí tưởng tượng của người xưa quả là phong phú.
3. Bài văn mẫu số 3
Câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe đây có tên gọi là "Gà Trống và Cáo". Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: "Chuyến này mình vớ bẫm đây". Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào:
- Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái! Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: "Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc" nên đứng ở trên cao nói vọng xuống.
- Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc "bốn biển một nhà", thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không? Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: "Rõ là phường gian trá".
4. Bài văn mẫu số 4
Thưa cô và các bạn, trong kho tàng văn học có rất nhiều câu chuyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Và hôm nay, em cũng sẽ kể một câu chuyện như vậy. Đó là câu chuyện “Gà Trống và Cáo”.
Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: “Chuyến này mình vớ bẫm đây”. Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào:
- Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái!
Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: “Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc” nên đứng ở trên cao nói vọng xuống.
- Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc “bốn biển một nhà”, thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không?
Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: “Rõ là phường gian trá”.
------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------