HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2018
MÔN HÓA HỌC- MÃ ĐỀ 203
41D | 42C | 43A | 44A | 45C | 46D | 47A | 48C | 49D | 50C |
51D | 52C | 53A | 54D | 55B | 56B | 57A | 58B | 59B | 60B |
61C | 62B | 63C | 64D | 65A | 66D | 67B | 68C | 69A | 70A |
71A | 72C | 73B | 74D | 75B | 76B | 77B | 78D | 79B | 80D |
Câu 41: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. K2HPO4. B. NaHSO4. C. NaHCO3. D. KCl.
Câu 42: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. Polietilen.
Câu 43: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. H2SO4. B. NaCl. C. Na2SO4. D. KCl.
HD:
\(2Al{(OH)_3}\, + \,3{H_2}S{O_4}\, \to \,A{l_2}{(S{O_4})_3}\, + \,6{H_2}O\)
Câu 44: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là:
A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C2H4O2.
Câu 45: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch:
A. NaCl. B. KCl. C. CaCl2. D. NaNO3.
HD:
\(N{a_2}C{O_3}\, + \,CaC{l_2}\, \to CaC{O_3} \downarrow \, + \,2NaCl\)
Câu 46: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là:
A. đá vôi. B. muối ăn.
C. thạch cao. D. than hoạt tính.
Câu 47: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3.
Câu 48: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Ag. B. Al. C. Cr. D. Fe.
Câu 49: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?
A. Axetilen. B. Propilen. C. Etilen. D. Metan.
Câu 50: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là:
A. +2. B. +3. C. +6. D. +4.
Câu 51: Tên gọi của hợp chất CH3COOH là:
A. axit fomic. B. ancol etylic. C. anđehit axetic. D. axit axetic.
Câu 52: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:
A. cacbon. B. kali. C. nitơ. D. photpho.
Câu 53: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.
HD:
\({n_{CaC{O_3}}}\, = \,{n_{C{O_2}}}\, = \,4{n_{F{e_3}{O_4}}}\, = \,0,2\,mol\, \Rightarrow \,{m_{CaC{O_3}}}\, = \,20\,gam\)
Câu 54: Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
HD:
(a) Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3↓
(b) Không phản ứng
(c) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
(d) Không phản ứng
Câu 55: Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là:
A. 4,0 gam. B. 8,0 gam. C. 2,7 gam. D. 6,0 gam.
HD:
\({n_{Al}}\, = \,\frac{{{n_{{H_2}}}}}{{1,5}}\, = \,0,1\,mol\, \Rightarrow \,{m_{Al}}\, = \,2,7\,gam\, \Rightarrow \,{m_{MgO}}\, = \,8\,gam\)
Câu 56: Cho m gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 7,2. B. 3,6. C. 1,8. D. 2,4.
HD:
\({n_{fruc}}\, = \,\frac{{{n_{Ag}}}}{2} = 0,02\,mol\, \Rightarrow \,m\, = \,3,6\,gam\)
Câu 57: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 58: Cho các chất: anilin; saccarozơ; glyxin; axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
HD:
glyxin; axit glutamic
Câu 59: Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên.
Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. có kết tủa màu nâu đỏ.
B. có kết tủa màu vàng nhạt.
C. dung dịch chuyển sang màu da cam.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
HD:
\(\begin{array}{l}
Ca{C_2}\, + \,2{H_2}O\, \to \,Ca{(OH)_2}\, + \,{C_2}{H_2} \uparrow \\
{C_2}{H_2}\, + \,AgN{O_3}\, + \,N{H_3}\, \to \,{C_2}A{g_2} \downarrow \, + \,N{H_4}N{O_3}
\end{array}\)
Câu 60: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 20,60. B. 20,85. C. 25,80. D. 22,45.
HD:
\(\begin{array}{l}
{n_{{H_2}O}}\, = \,{n_{NaOH}}\, = \,0,25\,mol\\
BTKL\, \Rightarrow \,m\, = \,{m_{m.khan}}\, + \,{m_{{H_2}O}}\, - \,{m_{NaOH}}\, = \,20,85\,gam
\end{array}\)
Câu 61: Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y | Dung dịch AgNO3/NH3 | Tạo kết tủa Ag |
Z | Nước brom | Tạo kết tủa trắng |
Các chất X; Y; Z lần lượt là:
A. tinh bột; anilin; etyl fomat. B. etyl fomat; tinh bột; anilin.
C. tinh bột; etyl fomat; anilin. D. anilin; etyl fomat; tinh bột.
Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,10. D. 0,06.
HD:
\({n_{C{O_2}}}\, = \,0,28\,mol;\,{n_{{H_2}O}}\, = \,0,34\,mol\)
Gọi công thức trung bình của X là CxHy
\( \Rightarrow \,x\, = \,\frac{{0,28}}{{0,16}} = 1,75;\,y\, = \,\frac{{0,34.2}}{{0,16}} = 4,25\)
Trong 10,1 gam X có \({n_X}\, = \,\frac{{10,1}}{{12.1,75\, + \,4,25}} = 0,4\,mol\)
X có hệ số bất bão hòa \(k\, = \,\frac{{2.1,75 + 2 - 4,25}}{2} = 0,625\) hay 1 mol X phản ứng với 0,625 mol Br2
\( \Rightarrow \,a\, = \,{n_{B{r_2}}}\, = \,0,625.0,4\, = \,0,25\,mol\)
Câu 63: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
HD:
(a) Không phản ứng
(b) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
(c) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(d) Na2O + H2O → 2NaOH
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(e) 4Ba(OH)2 dư + Cr2(SO4)3 → Ba(CrO2)2 + 3BaSO4↓ + 4H2O
(g) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Câu 64: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72.
HD:
Từ số C của các muối ⇒ X có 55C ⇒ X là C55HxO6
C55HxO6 + (0,25x + 52)O2 → 55CO2 + 0,5xH2O
1,55 → 1,1
⇒ x = 102
nX = 1,1/55 = 0,02 ⇒ mX = 17,16
= 0,02 và nNaOH = 0,06
Bảo toàn khối lượng ⇒ m muối = mX + mNaOH – = 17,72
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Thi trắc nghiệm trực tuyến THPT QG môn Hóa học.
- Mời các em cùng thực hành làm bài thi trực tuyến tại: Đề thi môn Hóa học THPT Quốc Gia 2018 - Mã đề 209
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung hướng dẫn làm bài môn môn Hóa THPT QG năm 2018- Mã đề 203. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Lời giải chi tiết đề thi THPT quốc gia 2018 môn Hóa - Mã đề 214
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi thử THPT QG môn Vật Lý lần 6 năm 2018
Chúc các em học tập tốt !