Hệ thống lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập bài 8-16 GDCD 10

HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 8-16

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10

PHẦN A: LÝ THUYẾT

Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Tồn tại xã hội:

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

a. Môi trường tự nhiên

- Bao gồm: Điều kiện địa lí, của cải tự nhiên và nguồn năng lượng

- Vai trò của môi trường tự nhiên:

   + Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội.

   + Con người tác động vào giới tự nhiên theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực.

   + Sự khai thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào ý thức của con người: Đúng quy luật tự nhiên hay trái với quy luật tự nhiên.

b. Dân số

- Là số dân trong một hoàn cảnh địa lí nhất định

- Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại xã hội

- Tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.

c. Phương thức sản xuất

- Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.

- Cấu trúc: Bao gồm 2 yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

   + Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.

   + Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.

-Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

   + Trong quá trình phát triển của PTSX, LLSX là mặt luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm hơn.

   + Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển và QHSX cũ không còn phù hợp với nó.

⇒ Giải quyết mâu thuẫn là sự chấm dứt PTSX đã lỗi thời và thay thế bằng PTSX mới. PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX.

* Chú ý: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người giữ vai trò quan trọng nhất; trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữ vai trò quan trọng nhất; trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất.

2. Ý thức xã hội:

a. Ý thức xã hội: Là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.

b. Hai cấp độ của ý thức xã hội

- Tâm lí xã hội: Toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hằng ngày, chủ yếu mang tính chất kinh nghiệm chưa được khái quát thành lý luận.

- Hệ tư tưởng: Là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành học thuyết về chính trị, pháp quyền. Được hình thành một cách tự giác.

3. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: Tồn tại xã hội là cái có trước, quyết định ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội

b. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong những hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện.

Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

I. Kiến thức cơ bản

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Quần chúng là người sáng tạo, công nông là sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa …Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại gắn, chứ không “Trường thiên đại hải”, “Dây cà ra dây muống”…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, tr. 250). Câu nói ấy của Bác nói đến vai trò của con người trong cuộc sống.

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình :

- Con người tự tìm ra được công cụ lao động .

- Chỉ có con người biết sử dụng công cụ lao động . Nhờ công cụ lao động mà con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật .Từ đó lịch sử loài người đựơc bắt đầu

b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội :

- Để tồn tại và phát triển con ngươi phải lao động SX ra của cải vật chất để nuôi sống XH.

- SX ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.

   + Là kết quả của quá trình LĐ và sáng tạo của con người.

   + Ví dụ: - Lương thực,thực phẩm, tư liệu sinh hoạt…

- Đời sống LĐ của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa, tinh thần.

- Con người là tác giả của các công trình văn hóa, nghệ thuật. Ví dụ: Các kì quan thế giới: Ở Việt Nam: Nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Di tích Tràng An, Vịnh Hạ Long…

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

- Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

- Ví dụ: từ CXNT → CHNL → PK → TBCN → XHCN.

2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

a. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người:

- Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mọi người có suộc sống tự do, hạnh phúc.

- Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là: Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.

- Nước ta đang trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng yếu tố con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội.

Bài 10: Quan niệm về đạo đức

1. Quan niệm về đạo đức

a. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

- Đạo đức: Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.

- Pháp luật.Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.

- Phong tục tập quán: Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cấn kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.

2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân , gia đình và xã hội

a. Đối với cá nhân

- Hoàn thiện nhân cách con người.

- Giúp con ngưòi có năng lực sống thiện , sống có ích.

- "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó " (Bác Hồ)

- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.

b. Đối với gia đình

- Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc.

- Nền tảng của hạnh phúc gia đình.

c. Đối với xã hội

- Trật tự xã hội được củng cố.

- Xã hội phát triển cao.

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

1. Nghĩa vụ:

a. Khái niệm Nghĩa vụ?

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

- Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân.

b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay

- Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…

- Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo.

- Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Lương tâm

a. Khái niệm Lương tâm

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân

b. Trở thành người có lương tâm

- Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…

- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…

3. Nhân phẩm và danh dự

a. Khái niệm của Nhân phẩm: Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

b. Danh dự: Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

4. Hạnh phúc

a. Khái niệm Hạnh phúc: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.

- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu.

- Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội.

- Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.

- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau.

- Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.

Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

1. Tình yêu

a. Tình yêu là gì?

- Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, phù hợp nhau về nhiều mặt, có nhu cầu gắn bó và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

- Tính xã hội của tình yêu:

   + Tình yêu phụ thuộc vào quan niệm xã hội

   + Kết quả tình yêu dẫn tới những vấn đề xã hội phải quan tâm.

   + Tình yêu cùng với sự phát triển xã hội sẽ càng thoát khỏi ham mê bản năng.

b. Thế nào là một tình yêu chân chính?

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức, tiến bộ xã hội.

- Biểu hiện:

   + Chân chất, quyến luyến, cuốn hút, gắn bó.

   + Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi

   + Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía

   + Lòng vị tha thông cảm.

c. Một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên.

- Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu

- Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu.

- Không quan hệ tình dục trước hôn nhân.

2. Hôn nhân

a. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.

- Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.

- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí.

- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn.

Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu là không thể chia sẻ được.

- Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi…

3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.

a. Gia đình là gì?

Gia đình là một cộng đồng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

b. Chức năng của gia đình:

- Chức năng duy trì nòi giống

- Chức năng kinh tế

- Chức năng tổ chức đời sống gia đình

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái

c. Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

- Cha mẹ: Có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và tạo điều kiện cho con học hành, con cái trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Con cái: Có bổn phận kính trọng, hiếu thảo, giữ gìn danh dự và truyền thống gia đình.

Quan hệ giữa ông bà và con cháu:

- Ông bà thương yêu, quan tâm chăm sóc, gương mẫu trong giáo dục các cháu.

- Cháu kinh trọng, hiếu thảo, yêu thương ông bà.

Quan hệ giữa anh, chị em: Thương yêu, tôn trọng, đùm bọc, bảo ban, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Bài 13: Công dân với cộng đồng

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng

a. Nhân nghĩa

- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.

- Biểu hiện nhân nghĩa:

   + Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau

   + Nhường nhịn đùm bọc nhau

   + Vị tha bao dung độ lượng

- Ý nghĩa nhân nghĩa:

   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp

   + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.

   + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Rèn luyện lòng nhân nghĩa:

   + Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ

   + Quan tâm giúp đỡ mọi người

   + Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha

   + Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.

b. Hòa nhập

- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Rèn luyện sống hòa nhập:

     + Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.

     + Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác

c. Hợp tác

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

- Hình thức: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực.

Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

1. Lòng yêu nước

a. Lòng yêu nước là gì?

- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.

b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.

- Biểu hiện:

   + Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước

   + Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc

   + Lòng tự hào dân tộc chính đáng

   + Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm

   + Cần cù và sáng tạo trong lao động.

2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc

- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội.

- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước.

- Tích cực tham gia bằng việc góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng.

- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc

- Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

+ Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.

   + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

   + Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn vị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.

⇒ Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường

Trách nhiệm học sinh:

- Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các giống loại động thực vật…

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh.

- Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.

a. Bùng nổ dân số

- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

- Hậu quả bùng nổ dân số:

   + Mất cân bằng tự nhiên và xã hội

   + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

   + Kinh tế nghèo nàn

   + Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao

   + Tệ nạn xã hội gia tăng.

b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.

- Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.

- Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện

3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.

a. Những dịch bệnh hiểm nghèo

- Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.

- Nguyên nhân:

   + Do môi trường sống ô nhiễm

   + Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh

   + Trình độ khoa học y tế chưa phát triển

   + Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.

b. Trách nhiệm công dân

- Rèn luyện sức khỏe

- Tránh xa các tệ nạn xã hội

- Tuyên truyền các biện pháp

- Phòng tránh dịch bệnh.

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân

- Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân

- Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, đểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.

- Để ngày càng tiến bộ cần:

   + Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân

   + Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.

2. Tự hoàn thiện bản thân

- Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.

- Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

- Vì sao tự hoàn thiện bản thân?

   + Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng

   + Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

   + Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

a. Yêu cầu chung

- Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức.

- Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.

b. Học sinh cần làm gì?

- Tự nhận thức đúng bản thân

- Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện

- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện

- Xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện

- Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy

PHẦN B: BÀI TẬP

BÀI 8

Câu 1: Phương thức sản xuất được tạo thành từ các yếu tố nào?

A.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

B. Người lao động và tư liệu sản xuất.

C. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.

D. Người lao động và đối tượng lao động.

Đáp án: A

Câu 2: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A.Công cụ lao động.

B. Người lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án: B

Câu 3: Trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A.Công cụ lao động.

B. Người lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án: A

Câu 4: Trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

B. Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất.

C. Quan hệ trong phân phối sản phẩm.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 5: Hiện tượng trọng nam khinh nữ nói đến yếu tố nào của ý thức xã hội?

A.Tâm lí xã hội.

B. Tâm lí giai cấp.

C. Hệ tư tưởng.

D. Hệ giai cấp.

Đáp án: A

Câu 6: Cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử được gọi là?

A. Lực lượng sản xuất.

C. Phương thức sản xuất.

B. Tư liệu sản xuất.

D. Công cụ lao động.

Đáp án: C

Câu 7: Trong các yếu tố của tồn tại xã hội, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?

A. Sinh hoạt vật chất.

B. Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

C. Môi trường tự nhiên.

D. Phương thức sản xuất.

Đáp án: D

Câu 8: Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?

A. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

B. Mối quan hệ giữa con người với con người.

C. Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

D. Mối quan hệ giữa người làm thuê và người chủ.

Đáp án: A

Câu 9: Quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?

A. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

B. Mối quan hệ giữa con người với con người.

C. Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

D. Mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh.

Đáp án: B

Câu 10: Trong các yếu tố của ý thức xã hội, yếu tố nào phản ánh tồn tại xã hội một cách toàn diện, khoa học, vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội?

A. Tâm lí xã hội.

B. Ý thức.

C. Ý thức xã hội.

D. Hệ tư tưởng.

Đáp án: D

BÀI 9

Câu 1: Lịch sử loài người được hình thành khi loài người biết

A. Chế tạo ra công cụ lao động.

B. Đứng thẳng và đi lại bằng hai chân.

C. Tách mình khỏi thế giới.

D. Thực hiện ăn, ở theo bầy đàn.

Đáp án:

Con người chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người, bắt đầu lịch xử của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Con người cần phải lao động để có thể

A. Trở lên giàu có.

B. Thể hiện bản thân.

C. Tồn tại và phát triển.

D. Sáng tạo nghệ thuật.

Đáp án:

Để tồn tại và phát triển con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hoạt động nào là đặc trưng chỉ có ở con người?

A. Sản xuất của cải vật chất.

B. Tìm kiếm thức ăn.

C. Xây dựng nơi ở.

D. Di chuyển nơi ở.

Đáp án:

Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người: là quá trình lao động sáng tạo có mục đích, đảm bảo sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp lịch sử xã hội loài người

A. Phát triển hiện đại.

B. Chuyển sang nền văn minh.

C. Ngày càng tiến bộ.

D. Hình thành và phát triển.

Đáp án:

Con người chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người, bắt đầu lịch xử của xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội mà biểu hiện cụ thể là

A. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra.

B. Các cuộc chiến tranh giành đất đai.

C. Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Các cuộc đấu tranh giai cấp.

Đáp án:

Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Con người là chủ thể của lịch sử, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cách mạng xã hội đều

A. Do nghiên cứu khoa học tạo ra.

B. Tự nhiên sinh ra.

C. Do con người tạo ra.

D. Nằm ngoài ý thức của con người.

Đáp án:

Lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên: Là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cạnh mạng xã hội đều do con người tạo ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội vì

A. Con người làm chủ thế giới.

B. Con người là chủ thể của lịch sử.

C. Con người có nhiều hoài bão.

D. Con người luôn mong muốn hạnh phúc.

Đáp án:

Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn: một xã hội không có áp bức, bóc lột, thống nhất giữa văn minh với nhân đạo, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội

A. Chiếm hữu nô lệ.

B. Phong kiến.

C. Tư bản chủ nghĩa.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án:

Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn: một xã hội không có áp bức, bóc lột, thống nhất giữa văn minh với nhân đạo, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, thực hiện chính sách: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là nhằm

A. Phát triển toàn diện con người.

B. Mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.

C. Đưa con người đến chế độ phát triển cao hơn.

D. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đáp án:

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội nên mọi chính sách đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Việc làm nào dưới đây không vì mục tiêu phát triển con người?

A. Thực hiện công bằng trong giáo dục, để mọi người dân đều được đi học.

B. Bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

C. Khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường.

D. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đưa khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

Đáp án:

Khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường là hành động gây ra nhiều hậu quả to lớn đối với chính đời sống con người, không phải là việc làm vì mục tiêu phát triển con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Con người là chủ thể của lịch sử, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ, phát triển bản thân trong tương lai?

A. Liên tục cầu nguyện, hi vọng gặp được nhiều may mắn.

B. Chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân.

C. Chờ đợi xã hội thay đổi trong tương lai.

D. Thành công là do số phận quyết định, không thể thay đổi được.

Đáp án:

Con người là chủ thể của lịch sử, con người hoạt động theo mục đích của mình. Vì vậy, mỗi cá nhân muốn đạt được ước mơ, mục đích của mình cần chăm chỉ học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đáp ứng được với các nhu cầu của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

BÀI 10

Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. Pháp luật.

B. Đạo đức.

C. Truyền thống.

D. Phong tục.

Đáp án :

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức

A. Hiện đại.

B. Độc đáo.

C. Tiến bộ.

D. Ưu việt.

Đáp án :

Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hóa văn hóa của nhân loại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính

A. Bắt buộc

B. Tự nguyện

C. Tự do

D. Cưỡng chế

Đáp án :

Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là

A. Tính cưỡng chế, tính tự giác

B. Tính dân chủ

C. Tính tự do.

D. Tính tự giác.

Đáp án :

- Pháp luật: Sự điều chỉnh hành vi mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế: Điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu được quy định bằng văn bản của nhà nước.

- Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần

A. Giúp cá nhân phát triển.

B. Mang lại những lợi ích kinh tế.

C. Phát triển kĩ năng.

D. Hoàn thiện nhân cách.

Đáp án :

Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là

A. Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.

B. Nền tảng của gia đình hạnh phúc.

C. Mục đích của gia đình hạnh phúc.

D. Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.

Đáp án :

Đạo đức là nền tảng của gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể

A. Được mọi người tin tưởng.

B. Xây dựng mối quan hệ hợp tác.

C. Phát triển bền vững.

D. Trở lên giàu có.

Đáp án :

Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Câu nào dưới đây đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.

D. Có công mài sắt có ngày lên kim.

Đáp án :

Đói cho sạch, rách cho thơm: Trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được phong cách trong sáng, không được làm những điều sai trái, không làm mất đi đạo đức của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân là người có đạo đức?

A. Chen lấn khi thanh toán.

B. Vượt đèn đỏ.

C. Trộm cắp đồ của người khác.

D. Giúp đỡ người bị nạn.

Đáp án :

Giúp đỡ người bị nạn là hành vi thể hiện người có đạo đức, biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?

A. Bố em M, anh X, anh C.

B. Anh X, anh C, hai bố con em M.

C. Anh C.

D. Bố em M và anh X.

Đáp án :

Anh C đi vào đường ngược chiều là hành vi vi phạm pháp luật. Anh C khiến em M bị ngã gãy tay mà không hỗ trợ, bồi thường là vi phạm đạo đức.

Em M đá bóng dưới lòng đường là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Bố em M và anh X đánh người là vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

Đáp án cần chọn là: A

BÀI 11

Câu 1: Khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng, một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội được gọi là

A. Lương tâm

B. Nhân phẩm

C. Danh dự

D. Nghĩa vụ

Đáp án :

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. Đạo đức

B. Nghĩa vụ

C. Nhân phẩm

D. Quyền lợi

Đáp án :

Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ nào giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội?

A. Quan hệ kinh tế.

B. Quan hệ chính trị.

C. Quan hệ đạo đức.

D. Quan hệ văn hóa

Đáp án :

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. Lương tâm

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Hạnh phúc.

Đáp án :

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái gồm

A. thanh thản và nhẹ nhàng.

B. cắn rứt và tự tin.

C. thanh thản và cắn rứt.

D. thoải mái và bắt buộc.

Đáp án :

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đối với mỗi cá nhân, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa

A. xây dựng.

B. tích cực.

C. hỗ trợ.

D. tốt đẹp.

Đáp án :

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?

A. Lương tâm là thứ vốn có, không cần rèn luyện.

B. Đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.

C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện.

D. Chỉ cần không làm điều ác là đã có lương tâm.

Đáp án :

Mỗi cá nhân cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội để trở thành người có lương tâm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Công dân đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là đang thực hiện tốt

A. Nghĩa vụ.

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Đạo đức.

Đáp án :

Công dân đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Cha mẹ nuôi con trưởng thành, đồng thời tạo điều kiện để con cái biết tự lập, luôn yêu thương, giúp đỡ con cái là cha mẹ đang thực hiện

A. Chăm sóc con cái

B. Quyền lợi của con cái.

C. Nghĩa vụ với con cái.

D. Lợi ích cho con cái.

Đáp án :

Khác với động vật nuôi con là thể hiện bản năng, cha mẹ nuôi con có mục đích, thể hiện tình yêu thương, đồng thời cũng là thực hiện nghĩa vụ đối với con cái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Anh K là thợ xây, hết giờ làm việc nhưng còn một số vữa nữa nên anh xây thêm hai hàng gạch để khỏi bỏ phí số vữa đó. Tuy về muộn 10 phút nhưng anh cảm thấy rất vui. Trong trường hợp này, trạng thái lương tâm nào đã xuất hiện?

A. Lương tâm cắn rứt.

B. Lương tâm thoải mái.

C. Lương tâm thanh thản.

D. Lương tâm vui vẻ.

Đáp án :

Anh K đã thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, tuy mất thêm thời gian của mình nhưng không bỏ phí chút vữa nào và cảm thấy hài lòng với chính mình. Đó là trạng thái lương tâm thanh thản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Bạn H đang đi ở hành lang trường học thì nhặt được một chiếc ví, bên trong có khá nhiều tiền. Mặc dù đã nghĩ đến chuyện lấy tiền đi mua một số thứ mình thích, nhưng cuối cùng H đã mang chiếc ví đến gửi cho bác bảo vệ để gửi lại cho người mất. H cảm thấy rất thanh thản, hài lòng với bản thân. Cảm xúc đó là do đã thực hiện hành vi theo phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Lương tâm.

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Nghĩa vụ.

Đáp án :

Bạn H đã có sự đấu tranh với bản thân, giữa những lợi ích cho bản thân mình và mất mát của chủ nhân chiếc ví và lựa chọn sự trung thực, trả lại của rơi cho người mất, thể hiện bạn là người có lương tâm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được gọi là

A. Danh dự

B. Nhân phẩm

C. Lương tâm

D. Nghĩa vụ

Đáp án :

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là

A. Danh dự

B. Nhân phẩm

C. Lương tâm

D. Nghĩa vụ

Đáp án :

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là có

A. Nhân phẩm.

B. Lương tâm.

C. Lòng tự trọng.

D. Lòng tốt.

Đáp án :

Các nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là có lòng tự trọng: biết làm chủ các nhu cầu bản thân, đồng thời quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Những kẻ bán hàng giả, cố tình lừa dối người mua để trục lợi được coi là kẻ không có

A. Danh dự

B. Nhân phẩm

C. Nghĩa vụ

D. Lòng tự trọng

Đáp án :

Những kẻ bán hàng giả, cố tình lừa dối người mua đã coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được mục đích thấp hèn, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần được gọi là

A. Vui vẻ.

B. Yêu đời.

C. Thoải mái.

D. Hạnh phúc.

Đáp án :

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nói đến hạnh phúc là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu về vật chất và tinh thần của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thỏa mãn nhu cầu đến mức độ nào còn tùy thuộc vào

A. Từng cá nhân và mức độ phát triển của xã hội.

B. Các nhu cầu của con người như thế nào.

C. Khả năng đáp ứng của xã hội.

D. Quan niệm của mỗi cá nhân.

Đáp án :

Nói đến hạnh phúc là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu về vật chất và tinh thần của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thỏa mãn nhu cầu đến mức độ nào còn tùy thuộc vào từng con người cụ thể, vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Nuôi dạy được những đứa con khỏe mạnh, chăm ngoan, biết yêu thương cha mẹ làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là cảm xúc của

A. Hạnh phúc

B. Đau khổ

C. Bàng quan

D. Vui vẻ

Đáp án :

Những đứa con khỏe mạnh, chăm ngoan, biết yêu thương cha mẹ làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ.

Đáp án cần chọn là: A

BÀI 12

Câu 1: Khi đến tuổi trưởng thành, con người xuất hiện một dạng tình cảm đặc biệt đó là

A. Tình bạn.

B. Tình thương.

C. Tình yêu.

D. Tình người.

Đáp án :

Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có nhiều mặt

A. Khác biệt với nhau.

B. Phù hợp với nhau.

C. Đối lập với nhau.

D. Gần gũi với nhau.

Đáp án :

Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau, đồng thời luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, tình yêu mang tính

A. Chủ quan.

B. Khách quan.

C. Lịch sử.

D. Xã hội.

Đáp án :

Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội:

+ Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau.

+ Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi

A. Thanh niên.

B. Trưởng thành.

C. Kết hôn.

D. Lao động.

Đáp án :

Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm

A. Lối sống của mỗi người.

B. Đạo đức tiến bộ của xã hội.

C. Môn đăng hộ đối.

D. Nam nữ thụ thụ bất thân.

Đáp án :

Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nội dung nào không phải là biểu hiện của một tình yêu chân chính?

A. Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó.

B. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.

C. Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

D. Có sự kiểm soát, kiềm chế, nghi ngờ lẫn nhau.

Đáp án :

Đáp án: Biểu hiện của tình yêu chân chính:

+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó.

+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn biết hi sinh cho nhau để đạt được những ước mơ, hoài bão tốt đẹp.

+ Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

+ Có lòng vị tha và sự thông cảm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Tình yêu chân chính làm con người trưởng thành và hoàn thiện hơn, là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên

A. Làm giàu cho chính mình.

B. Đi đến thành công.

C. Tự hoàn thiện bản thân.

D. Xây dựng xã hội.

Đáp án :

Tình yêu chân chính làm con người trưởng thành và hoàn thiện hơn, là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đâu là biểu hiện cần tránh trong tình yêu?

A. Đồng cảm, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ.

B. Quan tâm sâu sắc đến, không vụ lợi.

C. Chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

D. Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới.

Đáp án :

Không nên yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó cần có sự suy nghĩ chin chắn, khôn nên đùa cợt với tình yêu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn được gọi là

A. Gia đình.

B. Hôn nhân.

C. Huyết thống.

D. Xã hội.

Đáp án :

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được công nhận và bảo vệ bởi

A. Pháp luật.

B. Đạo đức.

C. Dư luận xã hội.

D. Cha mẹ hai bên.

Đáp án :

Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thể hiện qua hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tự do kết hôn theo luật định, đảm bảo về mặt pháp lí và

A. Phải đăng kí kết hôn theo luật định.

B. Được làng xóm công nhận.

C. Được tự do li hôn.

D. Do bố mẹ hai bên đồng tình lựa chọn.

Đáp án :

Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn. Cần chú ý rằng li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng?

A. Hỗ trợ nhau, cùng nhau chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái.

B. Vợ là phụ nữ nên phụ trách toàn bộ việc chăm sóc nuôi dạy con.

C. Chồng là đàn ông nên phải chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình.

D. Vợ và chồng cần phải chia đôi công việc, trách nhiệm ngang bằng nhau.

Đáp án :

Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi… mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản nào?

A. Cưới hỏi và nội ngoại.

B. Hôn nhân và huyết thống.

C. Cưới hỏi và huyết thông.

D. Hôn nhân và con cái.

Đáp án :

Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Chức năng nào không phải là chức năng cơ bản của gia đình?

A. Chức năng kinh tế.

B. Chức năng duy trì nòi giống.

C. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

D. Chức năng lao động.

Đáp án :

Các chức năng cơ bản của gia đình gồm: Chức năng duy trì nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng tổ chức đời sống gia đình, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng?

A. Hôn nhân tiến bộ nên được tự do sống thử.

B. Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân bền vững.

C. Tự do yêu đương nên cần yêu một lúc nhiều người để có nhiều lựa chọn.

D. Thời hiện đại, tình yêu đi liền với tình dục.

Đáp án :

Tình yêu chân chính có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía, có lòng vị tha và sự thông cảm,… thậm chí sẵn sàng hi sinh vì nhau. Đó chính là cơ sở để xây dựng một hôn nhân bền vững.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

A. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.

B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

C. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

D. Hôn nhân phải làm đám cưới và được làng xóm láng giềng thừa nhận.

Đáp án :

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện đại ở nước ta?

A. Đàn ông được lấy nhiều vợ.

B. Phụ nữ chỉ được lấy duy nhất một chồng.

C. Chỉ chấp nhận một vợ một chồng.

D. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Đáp án :

Chế độ hôn nhân hiện đại thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đáp án cần chọn là: C

BÀI 13

Câu 1: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành một

A. Tập thể.

B. Hội nhóm.

C. Cộng đồng.

D. Xã hội.

Đáp án :

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để

A. Hoàn thiện.

B. Phát triển.

C. Giàu có hơn.

D. Sống yên ổn.

Đáp án :

Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh là

A. Công bằng, dân chủ, văn minh.

B. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.

C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.

D. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.

Đáp án :

Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở lên

A. Văn minh.

B. Lịch sự.

C. Lớn mạnh.

D. Phát triển.

Đáp án :

Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là

A. Nhân nghĩa.

B. Yêu thương.

C. Hợp tác.

D. Hòa nhập.

Đáp án :

Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nội dung nào sau đây không nói về nhân nghĩa?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Ba que xỏ lá.

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

D. Đồng cam cộng khổ.

Đáp án :

Ba que xỏ lá – Chỉ những người dối trá, lừa gạt, bất lương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.

B. Nhường nhịn, đùm bọc nhau.

C. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

D. Dùng mọi cách để giành chiến thắng.

Đáp án :

Dùng mọi cách để giành chiến thắng khiến người ta có thể đưa ra những quyết định sai lầm, chỉ quan tâm đến lợi ích mà không nghĩ đến sự giúp đỡ người khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện lòng nhân nghĩa?

A. Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.

B. Thấy người bị tai nạn không quan tâm vì không liên quan.

C. Gay gắt chỉ trích người mắc lỗi dù họ biết hối cải.

D. Không nhường nhịn người khác vì như vậy là tạo tính xấu cho họ.

Đáp án :

Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong nhà thể hiện lòng yêu thương và đối xử con người theo lẽ phải.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng được gọi là

A. Sống giản dị.

B. Yêu thương con người.

C. Sống hòa nhập.

D. Hợp tác cùng phát triển.

Đáp án :

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy

A. Vui vẻ, thoái mái.

B. Cuộc sống giàu ý nghĩa.

C. Có thêm sức mạnh.

D. Đơn độc, buồn tẻ.

Đáp án :

Sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện cá nhân biết sống hòa nhập?

A. Chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.

B. Không quan tâm tới mọi người xung quanh.

C. Không tham gia các hoạt động tập thể.

D. Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Đáp án :

Cá nhân biết sống đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè là thể hiện biết sống hòa nhập.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là biểu hiện của

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Hợp tác.

C. Yêu thương.

D. Hòa nhập.

Đáp án :

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về hợp tác?

A. Hợp tác giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.

B. Hợp tác làm con người trở lên lười nhác, ỷ lại.

C. Chỉ hợp tác khi thấy mình có lợi.

D. Khi yếu kém, không làm được mới hợp tác.

Đáp án :

Hợp tác giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung, vì vậy công việc diễn ra hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp tác?

A. Tự nguyện.

B. Bình đẳng.

C. Đôi bên cùng có lợi.

D. Không cần tôn trọng lợi ích của người khác.

Đáp án :

Khi hợp tác cần dựa trên nguyên tắc Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính hợp tác?

A. Bàn bạc, xây dựng kế hoạch làm việc chung.

B. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

C. Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.

D. Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra.

Đáp án :

Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra không thể hiện tính hợp tác. Làm như vậy là hại bạn, vi phạm cả về đạo đức và nội quy kỉ luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: X là một học sinh có học lực yếu trong lớp. Cô chủ nhiệm đã phân công A ngồi cạnh và giúp đỡ X trong học tập. Theo em, A nên làm như thế nào để giúp bạn tiến bộ và thể hiện được tinh thần hợp tác?

A. Không nhận lời giúp bạn và xin cô đổi chỗ ngồi.

B. Hướng dẫn bạn cách học và làm bài hiệu quả.

C. Làm bài tập giúp bạn để bạn không mắc lỗi.

D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.

Đáp án :

Để giúp bạn, A nên hướng dẫn bạn cách học và làm bài hiệu quả để X dần tiến bộ. Như vậy cũng sẽ thể hiện được tinh thần hợp tác của hai bạn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: M cho rằng khi làm việc nhóm tất cả các thành viên đều cần tham gia thực hiện, sau đó cả nhóm cùng thuyết trình. Y và B lại cho rằng chỉ nên để những bạn học giỏi làm thôi. Bạn H thì cho rằng ai làm cũng được, miễn sao được điểm cao. Theo em, suy nghĩ về hợp tác của bạn nào cần phải thay đổi?

A. Bạn M và Y

B. Bạn B và H

C. Bạn Y, B và H

D. Bạn Y và B

Đáp án :

Khi làm việc nhóm, cần phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí, đồng thời mỗi thành viên phải tích cực tham gia và hỗ trợ lẫn nhau để công việc đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Đáp án cần chọn là: C

BÀI 14

Câu 1: Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc được gọi là

A. Lòng nhân ái.

B. Lòng yêu thương.

C. Lòng yêu nước.

D. Lòng dũng cảm.

Đáp án:

Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Người công dân đối với tổ quốc thì phẩm chất nào là quan trọng nhất?

A. Nhân ái.

B. Cần cù, chăm chỉ.

C. Dũng cảm.

D. Yêu nước.

Đáp án:

Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với tổ quốc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác là

A. Nhân nghĩa.

B. Yêu nước.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Năng động, sáng tạo.

Đáp án:

Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đâu là biểu hiện của lòng yêu nước?

A. Bạn Lan không nghe nhạc dân tộc vì cho đó là lạc hậu.

B. Hoa tích cực ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”

C. Không cần biết ơn các anh hùng dân tộc vì đó là những điều đã cũ.

D. Cho rằng dân tộc Việt Nam nghèo nên không có gì đáng tự hào.

Đáp án:

Hoa tích cực ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” là hành động đẹp, thể hiện sự ủng hộ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Hành động nào không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng tổ quốc?

A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, hiểu học tốt là yêu nước.

B. Rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.

C. Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

D. Sống thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống.

Đáp án:

Học sinh cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa – đạo đức truyền thống của dân tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hành động nào không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?

A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN.

B. Trốn tránh làm nghĩa vụ quân sự.

C. Tham gia hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương.

D. Tích cực rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe.

Đáp án:

Công dân cần tích cực tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không nói về lòng yêu nước?

A. Tụ tập, biểu tình, đập phá tài sản công ty nước ngoài.

B. Yêu quý gia đình, bạn bè, thầy cô.

C. Yêu thành quả lao động do mình tạo ra.

D. Yêu quê hương nơi mình sinh ra.

Đáp án:

Yêu quý thần tượng nước ngoài không phải là biểu hiện của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo ra…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về truyền thống yêu nước?

A. Truyền thống yêu nước tạo sức mạnh giúp nước ta chiến thắng kẻ thù.

B. Chỉ có những người là bộ đội mới cần truyền thống yêu nước.

C. Nước ta đã hết chiến tranh nên không cần truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống yêu nước chỉ được thể hiện khi có giặc ngoại xâm.

Đáp án:

Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Điều 64 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của

A. Lực lượng quân đội.

B. Công an nhân dân.

C. Đảng và Chính phủ.

D. Toàn dân.

Đáp án:

Điều 64 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Theo điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân nam ở độ tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Đủ 15 tuổi trở lên.

B. Đủ 16 tuổi trở lên.

C. Đủ 17 tuổi trở lên.

D. Đủ 18 tuổi trở lên.

Đáp án:

Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam là

A. Từ đủ 17 đến hết 23 tuổi.

B. Từ đủ 17 đến hết 25 tuổi.

C. Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.

D. Từ đủ 18 đến hết 27 tuổi.

Đáp án:

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Điều 30 quy định về độ tuổi nhập ngũ được như sau: "Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm bao nhiêu tuổi?

A. 27 tuổi.

B. 28 tuổi.

C. 29 tuổi.

D. 30 tuổi.

Đáp án:

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Điều 30 quy định về độ tuổi nhập ngũ được như sau: "Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Chị H đi du học tại Mỹ. Với kết quả học tập rất xuất sắc, được tạo điều kiện ở lại làm việc nhưng chị kiên quyết lựa chọn trở về nước với mong ước được cống hiến cho quê hương. Hành động của chị H là thể hiện

A. Biết ơn.

B. Yêu thương con người.

C. Lòng yêu nước.

D. Đoàn kết, tương trợ.

Đáp án:

Dù có điều kiện để ở lại Mỹ làm việc nhưng chị H vẫn về nước để cống hiến cho quê hương, thể hiện chị H có lòng yêu nước sâu sắc.

Đáp án cần chọn là: C

BÀI 15

Câu 1: Môi trường bao gồm các yếu tố nào?

A. Tự nhiên và nhân tạo.

B. Lành mạnh và trong lành.

C. Cây cối và bầu trời

D. Con người và thiên nhiên.

Đáp án:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Ô nhiễm môi trường là các thành phần môi trường như thế nào so với tiêu chuẩn?

A. Khác lạ.

B. Đặc biệt.

C. Không phù hợp.

D. Phù hợp.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Thực trạng môi trường hiện nay đang

A. Có nhiều biến đổi.

B. Vô cùng ổn định.

C. Thiếu thốn cây xanh.

D. Ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án:

Môi trường hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ô nhiễm môi trường là vấn đề của

A. Các nước phát triển.

B. Các nước đang phát triển.

C. Riêng nước ta.

D. Toàn nhân loại.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cuộc sống con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng

A. Băng tan ở hai cực.

B. Thủng tầng ô – zôn.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án:

Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên, song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. Tất cả các quốc gia.

B. Những người giàu có.

C. Các doanh nghiệp.

D. Những nhà hoạt động vì môi trường.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Để góp phần bảo vệ môi trường, con người cần phải

A. Sử dụng tài nguyên không hạn chế.

B. Tiết kiệm năng lượng.

C. Tăng cường xả rác.

D. Khai thác gỗ rừng đầu nguồn.

Đáp án:

Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tài nguyên, là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8; Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa

A. Gia đình và xã hội.

B. Nhà trường và xã hội.

C. Con người với tự nhiên.

D. Con người với vũ trụ.

Đáp án:

Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện công dân biết bảo vệ môi trường?

A. Giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp.

B. Trồng thêm cây xanh ngoài ban công.

C. Tiết kiệm điện.

D. Lãng phí nước.

Đáp án:

Lãng phí nước là lãng phí tài nguyên thiên nhiên, không biết bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trên đường đi học, Vân thấy một nhóm người đang lén đổ nhiều thùng nước đen, bốc mùi hôi thối từ trên xe tải xuống kênh nước. Theo em, Vân nên làm gì?

A. Lờ đi coi như không biết gì.

B. Đến lớp và kể với các bạn.

C. Báo sự việc với chính quyền địa phương.

D. Đăng bài viết lên facebook.

Đáp án:

Bạn Vân nên báo sự việc với chính quyền địa phương để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngăn chặn hành động đáng ngờ của nhóm người và xử lí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong

A. Một thời gian ngắn.

B. Một thời gian dài.

C. Những thời kì nhất định.

D. Những năm chiến tranh.

Đáp án:

Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.

B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

C. Suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân

D. Tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng.

Đáp án:

Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.

B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

C. Suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân

D. Tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng.

Đáp án:

Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện công dân biết tham gia thực hiện hạn chế bùng nổ dân số?

A. Tảo hôn theo tập tục địa phương.

B. Tuyên truyền mọi người thực hiện chính sách dân số.

C. Sinh con ở tuổi vị thành niên.

D. Trong gia đình, chỉ coi trọng con trai.

Đáp án:

Đối với công dân học sinh, mỗi người đều có thể tham gia tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo là trách nhiệm của ai?

A. Đảng và Nhà nước.

B. Các bác sĩ, chuyên gia.

C. Toàn thể nhân loại.

D. Các nguyên thủ quốc gia.

Đáp án:

Các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đối với tất cả mọi người, tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là

A. lương tâm, trách nhiệm đạo đức.

B. danh dự, nhân phẩm cá nhân.

C. lòng yêu thương con người.

D. xây dựng tình đoàn kết, tương trợ.

Đáp án:

Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Những hành động nào dưới đây thể hiện công dân không biết tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo?

A. Tích cực tập luyện thể dục thể thao.

B. Giữ vệ sinh có thể sạch sẽ.

C. Sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.

D. Dùng thử ma túy khi được bạn bè rủ.

Đáp án :

Ma túy là chất gây nghiện rất có hại cho cơ thể. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV. Ma túy là thứ không được phép thử, dù chỉ một lần.

Đáp án cần chọn là: D

BÀI 16

Câu 1: biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

A. Thông minh.

B. Tự nhận thức về bản thân.

C. Có kĩ năng sống.

D. Tự trọng.

Đáp án:

Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

A. Điều tất yếu của con người.

B. Giá trị sống cơ bản.

C. Kĩ năng sống cơ bản.

D. Năng lực của cá nhân.

Đáp án:

Tự nhận thức bản thân là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người. Có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Tự nhận thức bản thân là kĩ năng

A. Hình thành thông qua rèn luyện.

B. Tự nhiên, vốn có của mỗi người.

C. Không ai muốn có.

D. Chỉ người thông minh mới có.

Đáp án:

Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải qua rèn luyện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Người biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn là người biết

A. Tự giác, sáng tạo.

B. Năng động, sáng tạo.

C. Tự hoàn thiện bản thân.

D. Tự giác lao động.

Đáp án:

Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đối với thanh niên trong xã hội hiện đại, tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất

A. Vô cùng quan trọng.

B. Không thật sự cần thiết.

C. Chỉ những người giỏi mới có.

D. Của những thiên tài.

Đáp án:

Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ngày một phát triển tốt hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Những ai cần phải tự hoàn thiện bản thân?

A. Người giàu.

B. Người nghèo.

C. Tất cả mọi người.

D. Những người nổi tiếng.

Đáp án:

Ai cũng cần tự hoàn thiện để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần trở nên lạc hậu và tự đào thải mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Trong xã hội hiện đại, người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần trở nên

A. Hòa nhập với cộng đồng.

B. Vui vẻ và hạnh phúc.

C. Buồn chán và cô đơn.

D. Lạc hậu và tự đào thải.

Đáp án:

Ai cũng cần tự hoàn thiện để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần trở nên lạc hậu và tự đào thải mình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các

A. Tôn giáo chính thống.

B. Giá trị đạo đức xã hội.

C. Phong tục tập quán tốt đẹp.

D. Mong muốn của bản thân.

Đáp án:

Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội…. để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Hành động nào sau đây không thể hiện công dân biết tự hoàn thiện bản thân?

A. Nhận thức đúng về bản thân.

B. Kiên quyết làm theo những gì mình muốn.

C. Lập kế hoạch rèn luyện bản thân.

D. Quyết tâm thực hiện kế hoạch của bản thân.

Đáp án:

Người kiên quyết làm theo những gì mình muốn là người thiếu tự chủ, chưa biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp nên dễ dẫn đến những sai lầm không đáng có, là chưa biết tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện bản thân?

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Ngồi dung ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.

D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Đáp án:

Kiến thức là vô cùng vô tận, xã hội luôn vận động thay đổi, vì vậy mỗi cá nhân phải luôn vận động, học tập để tăng cường kiến thức từ đó hoàn thiện bản thân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là

A. Vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.

B. Bỏ qua những điểm yếu của bản thân.

C. Chỉ nhìn vào điểm mạnh của bản thân.

D. Ngừng học tập, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân.

Đáp án:

Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện biết tự hoàn thiện bản thân?

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

C. Năng nhặt chặt bị.

D. Có chí thì nên.

Đáp án:

Câu tục ngữ năng nhặt chặt bị khuyên người ta nên tiết kiệm, chi tiêu phù hợp, không chê những điều nhỏ nhặt để có thể có được kết quả tốt.

Đáp án cần chọn là: C

Trên đây là nội dung Hệ thống lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập bài 8-16 GDCD 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?