Đề và đáp án tham khảo đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Vật Lý – Mã đề 209

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát để

 

Mã đề 209

Câu 1: Tia nào sau đây thường được sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa để điều khiển hoạt động của ti vi, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ?

A. Tia gama

B. Tia hồng ngoại.

C. Tia tử ngoại.

D. Tia X

Câu 2: Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = A cos(ωt + φ1) và x2 = A cos(ωt + φ2) với A, A, và đó là các hãng số lượng, Dao động tổng hợp của hai đao động trên có pha ban đầu là φ. Công thức nào sau đây đúng?

\(\begin{align} & A.{{A}^{2}}={{A}_{1}}^{2}-{{A}_{2}}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos ({{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}}) \\ & B.{{A}^{2}}={{A}_{1}}^{2}+{{A}_{2}}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos ({{\varphi }_{2}}+{{\varphi }_{1}}) \\ & C.{{A}^{2}}={{A}_{1}}^{2}+{{A}_{2}}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos ({{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}}) \\ & D.{{A}^{2}}={{A}_{1}}^{2}+{{A}_{2}}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos ({{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}}) \\ \end{align}\)

Câu 3: Hạt nhân 23592U “bắt” một nơtron rồi vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn và kem theo vài nơtron. Đây là

A. hiện tượng phóng xạ.

B. phản ứng phân hạch.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. hiện tượng quan điện

Câu 4:  Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung L. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng

\(\begin{align} & A.\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+\omega {{L}^{2}}}} \\ & B.\frac{R}{{{R}^{2}}+\omega {{L}^{2}}} \\ & C.\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\omega }^{2}}{{L}^{2}}}} \\ & D.\frac{R}{R+\omega L} \\ \end{align}\)

Câu 5: Đặt một hiệu điện thế không đổi U vào hai đầu một đoạn mạch tiêu thụ điện năng thì cường độ dòng điện trong mạch là I. Trong khoảng thời gian t, điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là A. Công thức nào sau đây đúng?

\(\begin{align} & A.A=\frac{U{{t}^{2}}}{I} \\ & B.A=UIt \\ & C.A=\frac{UI}{t} \\ & D.A=UI{{t}^{2}} \\ \end{align}\)

Câu 6: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng có thể giải thích được

A. định luật về giới hạn quang điện.

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. định luật phóng xạ.

D. hiện tượng nhiều xạ ánh sáng.

Câu 7: Khi một con lắc lò xo đang dao động tắt dần do tác dụng của lực ma sát thì cơ năng của con lắc chuyển hóa dần dần thành

A. nhiệt năng.

B. điện năng.

C. quang năng.

D. hóa năng.

Câu 8: Máy phát điện xoay chiều một pha được cấu tạo bởi hai bộ phận chính là

A. cuộn sơ cấp và phần ứng

B. cuộn thứ cấp và phần cảm.

C. cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.

D. phần cảm và phản ứng

Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc ωvào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều kiện để trong đoạn mạch có cộng hưởng điện là

\(\begin{align} & A.2{{\omega }^{2}}LC=1 \\ & B.\omega LC=1 \\ & C.{{\omega }^{2}}LC=1 \\ & D.2\omega LC=1 \\ \end{align}\)

Câu 10: Theo thuyết tương đối, một vật đứng yên có năng lượng nghỉ E0. Khi vật chuyển động thì có năng lượng toàn phần là E, động năng của vật lúc này là

\(\begin{align} & A.{{\text{W}}_{\text{d}}}=E+{{E}_{0}} \\ & B.{{\text{W}}_{\text{d}}}=\frac{1}{2}(E-{{E}_{0}}) \\ & C.{{\text{W}}_{\text{d}}}=\frac{1}{2}(E+{{E}_{0}}) \\ & D.{{\text{W}}_{\text{d}}}=E-{{E}_{0}} \\ \end{align}\)

Câu 11: Trong chân không, ánh sáng màu tím có bước sóng nằm trong khoảng

A. từ 380 cm đến 440 cm.

B. từ 380 nm đến 440 nm.

C. từ 380 mm đến 440 mm.

D. từ 380 pm đến 440 pm.

Câu 12: Sự phát quang của các chất rắn và khi có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là

A. sự tán sắc ánh sáng.

B. sự giao thoa ánh sáng.

C. sự nhiễu xạ ánh sáng.

D. sự lân quang.

Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở R. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i=I\sqrt{2}\cos \omega t\)(I> 0). Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

\(\begin{align} & A.u=U\sqrt{2}\cos (\omega t-\frac{\pi }{2}). \\ & B.u=U\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{\pi }{2}). \\ & C.u=U\cos \omega t. \\ & D.u=U\sqrt{2}\cos \omega t. \\ \end{align}\)

Câu 14: Đặc trưng cho sau đây không phải là đặc trưng vật lí của âm?

A. Mức cường độ âm.

B. Tần số âm.

C. Cường độ âm

D. Độ to của âm.

Câu 15: Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp là

\(\begin{align} & A.2\lambda \\ & B.\frac{\lambda }{4} \\ & C.\frac{\lambda }{2} \\ & D.\lambda \\ \end{align}\)

...

ĐÁP ÁN

---( Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề và đáp án tham khảo đề thi tốt nghiệp THPT môn Lý năm 2021 - Mã đề 209. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?