Đề tự kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Phương Liệt

PHÒNG GD&ĐT THANH XUÂN                                                                           ĐỀ TỰ KIỂM TRA

TRƯỜNG THCS PHƯƠNG LIỆT                                                                    NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                             MÔN: NGỮ VĂN 8

Phần I (4 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Tại một vùng nông thôn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ “stealer”). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST”. Còn người em tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Bằng sự nỗ lực, anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Một ngày kia, có một người khách đến làng vì tò mò đã hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự trên trán người em. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện”(viết tắt từ chữ “saint”)

(Theo Câu chuyện hàng tuần)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2: Hai anh em đã xử lý như thế nào trước lỗi lầm của mình? (1,5 điểm)

Câu 3: Nếu một ngày em bị rơi vào tình huống mắc sai lầm, em sẽ chọn cách xử lý như thế nào? Vì sao? (1,5 điểm)

Câu 4: Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau (0,5 điểm): “Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”.

Phần II: (6 điểm)

Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích. -

..............Hết.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính là: tự sự

Câu 2:

  • Cách xử lý khác nhau trước lỗi lầm của hai anh em:
    • Người anh đã không quên được lỗi lầm của mình. Anh ta đã chạy trốn và luôn thấy nhục nhã.
    • Người em đã sửa chữa lỗi lầm và cố gắng vươn lêm để trở thành người tốt

Câu 3:

  • HS có nhiều cách diễn đạt, lí giải khác nhau nhưng phải thể hiện được nhận thức đúng đắn trước lỗi lầm:
    • Nếu mắc lỗi lầm cần dũng cảm nhận lỗi và cố gắng sửa chữa để đứng lên ngay từ chỗ vấp ngã…
    • Bởi sai lầm là khó tránh, gục ngã trước sai lầm là thất bại…

Câu 4:

  • Công dụng của dấu ngoặc kép: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

Phần II.

Yêu cầu chung

Học sinh biết kế hợp kiến thức và kỹ năng làm văn thuyết minh để tạo lập văn bản. Bài văn cần có bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Người viết biết kết hợp các phương pháp thuyết minh để bài văn thuyết minh cung cấp được kiến thức chính xác, có sức thuyết phục. Văn viết dễ hiểu, sáng rõ; diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể

a) Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh Bài văn có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, phần kết bài. Phần mở bài phải giới thiệu được đối tượng thuyết minh. Phần thân bài trình bày được nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, công dụng, ý nghĩa, cách bảo quản…của đối tượng, tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ mạch lạc. Phần kết bài bày tỏ được thái độ đối với đối tượng thuyết minh.

b) Xác định đúng đối tượng của bài văn thuyết minh Đối tượng thuyết minh: một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà HS yêu thích (đào, mai, quất, lan…)

Giới thiệu đúng vấn đề, không bị lạc đề hoặc có những đoạn lạc sang nội dung (chủ đề) khác.

c) Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh để cung cấp tri thức về đối tượng thuyết minh. Văn viết mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. HS có thể trình bày linh hoạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo một số nội dung chính:

  • Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài cây/ loài hoa đó.
  • Giới thiệu về hình dáng, màu sắc, hương thơm, vẻ đẹp của loài hoa, loài cây đó.
  • Giới thiệu về cấu tạo, đặc điểm, tính chất nổi bật của loài hoa (hoặc loài cây), sự phong phú về số lượng, về nới thường trồng loài hoa (loài cây)…
  • So sánh hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của loài hoa (loài cây) ngày tết đối với các loài hoa (loài cây) ngày Tết khác…
  • Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa… của loài hoa (loài cây) ngày tết đối với cuộc sống con người, với truyền thống văn hóa của vùng quê, hoặc của đát nước…
  • Bày tỏ thái độ, tình cảm với loài hoa (loài cây) vừa thuyết minh.
  • Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm đẹp cảnh quan ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội…

d) Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo ( trong cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh), văn viết giàu cảm xúc, có dấu ấn cá nhân (chất giọng riêng phù hợp với tình cảm của người viết)

e) Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Văn viết mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề tự kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Phương Liệt. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

                                                                                              ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?