SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2018 -2019
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 04/ 6/ 2018
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:
(1) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng. (6) Còn anh, anh không ghìm nối xúc động. (7) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹọ dài bên má phải lợi đỏ ửng lên, giần giật, trông rắt dễ sợ. (8) Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run...
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 1. (1.0 điểm)
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2).
Câu 2. (1.0 điểm)
Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (4) và câu (5).
Câu 3. (1.0 điểm)
Tìm từ địa phương Nam Bộ trong câu (7) và câu (8).
Câu 4. (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tôi nước sơn”.
Câu 5. (4.0 điểm)
Phân tích đọan thơ sau:
'Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải – dẫn theo Ngữ văn 9. tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2015, trang 56)
----------------------HẾT-------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: Thành phần biệt lập: chắc – Thành phần biệt lập tình thái
Câu 2:
- Từ ngữ liên kết: con bé (4), nó (5)
- Phép liên kết: Phép thế
Câu 3: Từ địa phương Nam Bộ: Vết thẹo, lặp bặp
Câu 4:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
* Yêu cầu về nội dung:
Bài làm của học sinh đảm bảo những ý chính sau:
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn bề ngoài.
+ Nghĩa bóng:
Gỗ: chất lượng của đồ vật, ẩn dụ cho việc chỉ phẩm chất con người.
Nước sơn: là thứ trang trí bên ngoài đồ vật, ẩn dụ cho hình thức con người.
Khẳng định phẩm chất đạo đức, nhân cách quan trọng hơn vẻ bề ngoài, nội dung quan trọng hơn hình thức.
- Bàn luận: Câu tục ngữ dạy cho con người bài học đáng quý: sự nhìn nhận, đánh giá một con người, một sự việc.
+ Một sự việc, ta nên nhìn nhận bản chất bên trong chứ không nên hời hợt ở bên ngoài.
+ Khi nhìn nhận một con người, nên đề cao phẩm chất, phẩm chất mới là yếu tố quyết định. Không nên để hình thức bề ngoài che mắt. Những người có phẩm chất đạo đức tốt bao giờ cũng hoàn thành công việc xuất sắc.
- Bên cạnh đó cũng không nên hạ thấp giá trị của hình thức, nếu có một phẩm chất tốt lại cộng thêm hình thức đẹp thì càng làm gia tăng giá trị của bản thân. Nhưng vẫn lấy giá trị nhân phẩm đạo đức là tiêu chí cơ bản để đánh giá.
- Liên hệ bản thân.
Câu 5:
Dàn ý phân tích hai đoạn thơ của Thanh Hải:
1. Mở bài:
– Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm:
– Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước.
2. Thân bài:
– Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu.
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập cùng hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ.
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc
– Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị.
– Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả.
– Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước.
– Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh - lão - bệnh - tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả.
– Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng.
3. Kết luận
– Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
– Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”.