Đề thi và đáp án kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Hoàng Quốc Việt

SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT

ĐỀ THI  HỌC KÌ 1 KHỐI 10

MÔN: VẬT LÝ

Năm học: 2019-2020

Thời gian làm bài: 45 phút;  

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ và tên:.....................................................................

SBD:.......................    Phòng:……..

Đánh dấu “X” vào đáp án đúng nhất

Câu 1. Chọn phát biểu đúng. Một chiếc xe chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh (xem như chất điểm chuyển động trên mặt phẳng). Tại mỗi thời điểm, vị trí của xe được xác định bởi

A. một trục tọa độ.                                                            B. hai trục tọa độ.

C. quãng đuờng xe đã chạy.                                             D. một gốc tọa độ.

Câu 2. Một ô tô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ không đổi bằng 50 km/h. Trên nửa đường đi còn lại, ô tô chạy với tốc độ không đổi bằng 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường là

A. 55,0 km/h                          B. 50,0 km/h                     

C. 60,0 km/h                          D. 54,5 km/h

Câu 3. Một chất điểm chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ.

Quãng đường vật đi được trong giai đoạn chậm dần đều là

A. 200 m                                B. 600 m                           

C. 800 m                                D. 400 m

Câu 4. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.

B. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

C. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.

D. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

Câu 5. Hai vật A và B được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau xuống mặt đất bằng phẳng. Biết thời gian rơi của vật A lớn gấp đôi so với thời gian rơi của vật.  Tỉ số độ cao ban đầu (so với mặt đất) của hai vật

A. hA/hB = 2                            B. hA/hB = 0,5                   

C. hA/hB = 4                            D. hA/hB = 0,25

Câu 6. Chọn phát biểu sai khi nói về gia tốc của chất điểm chuyển động tròn đều.

A. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.

B. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi thời điểm.

C. Độ lớn của vectơ gia tốc là một hằng số.

D. Vectơ gia tốc có phương bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo.

Câu 7. Một bánh xe có đường kính 60 cm, đang quay đều quanh trục của nó, trong 1 phút bánh xe quay được 30 vòng. Cho p = 3,14. Vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe có độ lớn là

A. 94,2 cm/s                           B. 188,5 cm/s                    

C. 3,14 m/s                             D. 6,28 m/s

Câu 8. Kí hiệu \({\vec v_1},{\vec v_2},{\vec v_3}\) lần lượt là vectơ vận tốc tuyệt đối, vectơ vận tốc tương đối và vectơ vận tốc kéo theo. Công thức nào sau đây là công thức cộng vận tốc?

A.   \({\vec v_1} = {\vec v_2} + {\vec v_3}\)                        B.      \({\vec v_1} = {\vec v_2} - {\vec v_3}\)               

C.    \({\vec v_2} = {\vec v_1} + {\vec v_3}\)                       D.  \({\vec v_3} = {\vec v_1} + {\vec v_2}\)

Câu 9. Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ vị trí A đến vị trí B mất 3 giờ theo quỹ đạo thẳng. Biết A, B cách nhau 36 km và nước chảy với tốc độ 4 km/h. Vận tốc tương đối của xà lan đổi với nước có độ lớn bằng

A. 32 km/h                             B. 16 km/h                        

C. 12 km/h                             D. 8 km/h

Câu 10. Gọi \(\vec F\) là hợp lực của hai lực \({\vec F_1}\)  và \({\vec F_2}\), a là góc giữa \({\vec F_1}\) và \({\vec F_2}\) . Biết F1 = F2 =  N, góc giữa \(\vec F\) và  bằng 300. Độ lớn của \(\vec F\) và a có giá trị lần lượt bằng

A.  \(5\sqrt 3 \)N và 300                    B. 15 N và 600                  

C.  \(5\sqrt 3 \)N và 600                           D. 15 N và 1200

Câu 11. Trên mặt bàn nằm ngang có ba quyển sách đặt chồng lên nhau và tất cả nằm yên trên bàn như hình vẽ.

Trọng lượng của mỗi quyển ghi rõ trên hình. Hợp lực tác dụng lên quyển sách dưới cùng có độ lớn và hướng lần lượt là

  1. 0 N                                                                               B. 5 N, hướng thẳng đứng xuống

C. 9 N, hướng thẳng đứng lên                                         D. 12 N, hướng thẳng đứng xuống

Câu 12. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

A. trọng lương.                      B. khối lượng.                  

C. vận tốc.                              D. lực.

Câu 13. Chọn phát biểu đúng.

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 14. Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

A. giảm đi 8 lần.                     B. giảm đi một nửa.

C. giữ nguyên như cũ.           D. tăng gấp đôi.

Câu 15. Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau một khoảng r cố định. Nếu bán kính của mỗi quả cầu giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ giảm đi là

A. 4 lần                                   B. 8 lần                             

C. 16 lần                                 D. 64 lần

Câu 16. Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9 N. Khi vật được đưa lên một vị trí cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng là

A. 81N                                   B. 27N                              

C. 3N                                     D. 1N

Câu 17. Lực đàn hồi xuất hiện tỉ lệ với độ biến dạng khi

A. một vật bị biến dạng dẻo.                                            B. một vật biến dạng đàn hồi.

C. một vật bị biến dạng.                                                   D. ta ấn ngón tay vào một viên đất nặn

Câu 18. Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng, một đầu được giữ cố định. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Để lò xo giãn ra được 5 cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng là

A. 5 kg.                                  B. 2 kg.                             

C. 500 g.                                D. 200 g.

Câu 19. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên:

A. tăng lên                              C. giảm đi

B. không đổi                           D. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi

Câu 20. Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A. tăng 2 lần.                          B. tăng 4 lần.                    

C. giảm 2 lần.                         D. không đổi.

Câu 21. Chọn câu sai

A. Lực nén của ôtô lên mặt cầu khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực

B. Khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực

C. Khi đoàn tàu qua khúc đường cong, đường được làm nghiêng để tăng độ lớn lực hướng tâm.

D. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn

Câu 22. Dùng một dây nhẹ, không dãn để quay một vật có khối lượng m = 500 g chuyển động tròn đều trong một mặt phẳng nằm ngang. Biết g = 10 m/s2 và dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Lực căng dây là:

A. 5 N                                    B.  \(5\sqrt 3 \)N                          

C. 10 N                                  D.  \(10\sqrt 3 \)N

Câu 23. Cùng một lúc, từ cùng một độ cao, vật A được ném ngang với tốc độ ban đầu v0, vật B được ném ngang với tốc độ ban đầu 2v0 và vật C được thả rơi tự do. Bỏ qua sức cản của không khí.

Chọn kết luận đúng.

A. Vật A chạm đất đầu tiên.                                             B. Vật B chạm đất đầu tiên.

C. Vật C chạm đất đầu tiên.                                             D. Cả ba vật chạm đất cùng lúc.

Câu 24. Từ độ cao h = 80 m so với mặt đất, một vật nhỏ được ném ngang với tốc độ ban đầu v0 = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Chọn gốc thời gian là khi ném vật. Véctơ vận tốc của vật hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 vào thời điểm

A. 3,46 s.                                B. 1,15 s.                          

C. 1,73 s.                                D. 0,58 s.

Câu 25. Điều kiện cần và đủ để vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của hệ ba lực không song song là

A. Hệ ba lực phải đồng phẳng.                                        

B. Hệ ba lực phải đồng quy.

C. Đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực còn lại.

D. Tổng độ lớn của hai lực phải bằng độ lớn của lực còn lại.

Câu 26. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 4 + 8t - t2 (m; s). Phương trình vận tốc của vật là:

A. v = 4(1 + 2t)                      B. v = 8 - t                        

C. v = 2(4 – t)                        D. v = 2(t - 4)

Câu 27. Chọn phát biểu đúng. Hợp lực \({\vec F}\)  của hai lực \({\vec F_1}\) và \({\vec F_2}\) với F2 = 2F1 có thể có

A. độ lớn nhỏ hơn F1.                                                       B. độ lớn lớn hơn 3F1.

C. phương vuông góc với lực \({\vec F_1}\) .                                    D. phương vuông góc với lực  \({\vec F_2}\) .

Câu 28. Một quả bóng có khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường và bay ngược lại với tốc độ 20 m/s. Thời gian bóng va đập vào tường là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn và hướng lần lượt là:

A. 1000N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng

B. 500N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng

C. 1000N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng

D. 500N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng

Câu 29. Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình bên.

Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μt = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo Fk = 1 N có phương nằm ngang. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Sau 2 giây kể từ lúc tác dụng lực kéo Fk, vật đi được quãng đường là

A. 400 cm.                              B. 100 cm.                         C. 500 cm.                         D. 50 cm.

Câu 30. Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc 45o. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg như hình.

Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ có độ lớn gần bằng

A. 28 N                                  B. 20 N.                            

C. 21,2 N                               D. 1,4 N.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi và đáp án kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Hoàng Quốc Việt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?