Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Hùng Vương

TRƯỜNG  THPT HÙNG VƯƠNG                                                                         ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 

                                                                                                                            NĂM HỌC: 2019-2020
                                                                                                                                 MÔN: Ngữ Văn

                                                                                                                                ( Đề gồm 01 trang )

Câu 1 (2.0 điểm)

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)

a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.

c) Chỉ rạ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (2,0 điểm)

Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại củamạng xã hội Facebook.

Câu 3 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.

                                                      .......................HẾT....................

                                         HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của tác giả Vũ Khoan.

b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.

d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Chép tiếp 6 câu thơ

 Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

b.

- Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

+ Về nội dung: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

+ Về nghệ thuật: Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

c. Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.

Câu 3: (5 điểm)

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm " Chiếc lược ngà”

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.

b. Thân bài

- Cảnh ngộ của cha con ông Sáu

- Tình cảm của cha con ông Sáu

* Trước khi bé Thu nhận cha - Tình cảm ông Sáu dành cho con:

+ Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ. 

+ Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng "ba".

+ Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

- Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

+ Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.

+ Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.

+ Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

- Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.

* Phẩn còn lại của câu chuyện

- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.

- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.

* Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

- Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.

- Tượng trưng cho tình cha con bất tử.

=>Tóm lại:

Qua “Chiếc lược ngà, " Người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra”. Nó phẩn nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả. 

-Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

* Nghệ thuật truyện

- Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le

 -Phân tích tâm lí nhân vật tình tế, sâu sắc.

- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

- Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.

c. Kết bài

- Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn của trường THPT Hùng Vương. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. 

Ngoài ra, để học tập và ôn luyện tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm đề thi thử  tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 trường THCS Xuân Thọ

                                                                                                                                   ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---                                                              

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?