TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIỆU
| ĐỀ THỬ NGHIỆM THPT QUỐC GIA 2017NĂM HỌC 2017Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút(Không kể thời gian phát đề)
|
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
“Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ
Mãi khi giữa đêm chợt thức
Bập bềnh ý nghĩ xót xa:
Anh còn có thể, không thể...?
Thăm thẳm ngày xưa bình an
Vời vợi ngày mai chói nắng”...
(Thơ “Hy vọng” Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ ?
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Giữa thế giới không nhiều may mắn - Ta học cách vừa lòng với mình”?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu thơ đầu.
Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ là gì ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống được thể hiện qua hai câu thơ được nêu ở phần Đọc hiểu: “Giữa thế giới không nhiều may mắn - Ta học cách vừa lòng với mình” .
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài cảm nghĩ về chuyện "Vợ chồng A Phủ", tác giả Tô Hoài chia sẻ: " Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt." (Tác phẩm văn học 1930 - 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.71).
Qua việc phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" ( đoạn trích được học) của Tô Hoài, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIỆU
| HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ THI THPT QUỐC GIANĂM HỌC 2017Môn: Ngữ văn |
I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm. (0,5)
Câu 2.
“Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình”
Hai câu thơ: Là sự bày tỏ một thái độ sống, quan niệm sống của tác giả - giữa một thế giới nhiều cạm bẫy, nhiều hiểm họa, không nhiều may mắn, nhà thơ lựa chọn cách sống vừa lòng với mình, trân trọng những gì mình có để sống an nhiên giữa cuộc đời. (0,5)
Câu 3.
- Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu thơ đầu.
- Ba câu thơ đầu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và tương phản: Đá - mềm mỏng, sự tàn nhẫn - điều lành, nỗi buồn - hy vọng. (0,5)
- Hiệu quả: nhấn mạnh tính chất biện chứng, đa diện của cuộc sống. Giữa những sự vật tưởng chừng đối lập nhau lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong những sự vật, hiện tượng tưởng chừng tiêu cực, bi quan lại lóe lên những hi vọng tươi đẹp, lạc quan. Từ đó, tác giả gửi gắm thông điệp về niềm hi vọng trong bài thơ. (0,5)
Câu 4. Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ nằm ở chính nhan đề của bài thơ: hi vọng. Dù cuộc đời có đầy chông gai và thử thách, không nhiều may mắn, không dễ dàng, nhưng ngay cả trong những điều tưởng chừng bi quan, tăm tối, thất vọng nhất vẫn có thể tìm thấy niềm hi vọng. Hãy trân trọng quá khứ, trân trọng bản thân với những gì mình đang có ở hiện tại và nuôi giữ niềm hi vọng vào tương lai. (1,0)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu chung:
- Đảm bảo yêu cầu viết đoạn văn.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần bám sát vào quan niệm sống được thể hiện qua hai câu thơ ở phần Đọc – hiểu, từ đó bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về quan điểm sống đó.
Yêu cầu về kiến thức:
Có thể tham khảo gợi ý sau:
a. Nêu ra quan niệm sống được tác giả Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong hai câu thơ:, học cách vừa lòng với chính mình để tìm được sự an nhiên giữa cuộc đời nhiều chông gai, ít may mắn. (0,25)
b. Bình luận về quan niệm sống trên: (1,25)
- Mặt tích cực: (0,5)
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi thử Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017. Để tải được đầy đủ tài liệu kèm thang điểm và đáp án chi tiết về máy các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản Chúng tôi. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em có bước chuẩn bị thật tốt về kiến thức và kĩ năng để đạt được kết quả thật cao trong kì thi THPTQG sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu sau:
Bộ 10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp)