Đề thi thử THPT QG năm 2017 lần 4 môn Sinh học trường THPT chuyên KHTN- Hà Nội

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 4 MÔN SINH HỌC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN – HÀ NỘI

 

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN 4

MÔN: SINH HỌC 12

NĂM HỌC: 2016 - 2017

Câu 1: Cho các thông tin sau:

(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.

(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.

Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:

     A. (1), (2), (3).           B. (1), (3), (4).           C. (1), (2), (4).           D. (2), (3), (4).

Câu 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Lai giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng F1 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 3 cây cao, hoa trắng: 3 thân thấp, hoa đỏ: 1 cây cao, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của

     A. Ab/aB x ab/ab       B. AaBb x aabb           C. AaBb x Aabb           D. AB/ab x ab/ab

Câu 3: Nghiên cứu biến động tần số các alen (A và a) của một gen ở một quần thể ruồi giấm qua các thế hệ, kết quả được biểu diễn trên đồ thị như sau:

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một học sinh đã đưa ra các kết luận sau:

1. Di nhập gen xảy ra thường xuyên ở các thế hệ.

2. Quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

3. Quần thể chịu tác động của tác nhân gây đột biến theo hướng chuyển a thành A.

4. Ở một số thế hệ, quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

5. Các cá thể trong quần thể giao phối cận huyết.

6. Tính đa dạng di truyền của quần thể giảm dần.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

     A. 3                               B. 4                               C. 5                               D. 6

Câu 4: Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối với cá thể đực (XY) mắt đỏ, thế hệ F1 toàn mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình như sau:

- Giới cái : 3 mắt đỏ : 5 mắt trắng.

- Giới đực : 6 mắt đỏ : 2 mắt trắng.

Nếu đem con đực F1 lai phân tích, thì ở thế hệ con tỉ lệ con cái mắt đỏ sẽ là:

     A. 75%                         B. 50%                         C. 25%                         D. 0%

Câu 37: Cho biết alen A quy định thân cao trội hòan toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định quả vàng. Theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng: 2 thân cao, quả đỏ: 1 thân thấp, quả đỏ?

(1) AB//ab x AB//ab , hoán vị gen một bên với tần số 50%.

(2) Ab//aB x Ab//aB , liên kết gen hoàn toàn.

(3) Ab//aB x Ab//aB , hoán vị gen một bên với tần số 10%.

(4) AB//ab x Ab//aB , liên kết gen hoàn toàn.

(5) AB//ab x Ab//aB , hoán vị gen hai bên với tần số 25%.

(6) AB//ab x Ab//aB , hoán vị gen xảy ra ở cơ thể AB//ab với tần số 20%.

     A. 3                               B. 5                               C. 2                               D. 4

Câu 38: Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

     A. Sự tiến hoá của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.

     B. CLTN trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.

     C. Chỉ có người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

     D. Các gen ở cá voi đột biến với tần số cao hơn so với các gen ở người và dơi.

Câu 39: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

     A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

     B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

     C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

     D. Giúp loại bỏ những cá thể yếu ra khỏi quần thể.

Câu 40: Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide β-hemoglobin làm cho hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh, người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của cặp vợ chồng người chị nói trên là:

     A. 1/3 thiếu máu nặng: 2/3 thiếu máu nhẹ.

     B. 2/3 bình thường: 1/3 thiếu máu nhẹ.

     C. 1/3 bình thường: 2/3 thiếu máu nhẹ.                                         

     D. 1/2 bình thường: 1/2 thiếu máu nhẹ.

Đáp án

1-A

2-A

3-A

4-D

5-C

6-D

7-C

8-C

9-D

10-C

11-D

12-A

13-C

14-B

15-D

16-C

17-D

18-A

19-B

20-D

21-B

22-B

23-D

24-A

25-D

26-B

27-C

28-B

29-B

30-B

31-B

32-A

33-D

34-A

35-C

36-D

37-D

38-B

39-C

40-B

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong đề thi của Trường chuyên KHTN- Hà Nội thuộc Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học năm 2017. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm:

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới. Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?