Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 3 năm 2019 - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyễn

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 3 năm 2019 - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyễn

Câu 1: Dung dịch chất X tác dụng với nước brom và làm đổi màu quỳ tím. Vậy X là

   A. axit axetic.                  B. phenol.                        C. vinyl axetat.               D. axit acrylic.

Câu 2: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên là               

   A. metyl acrylat.             B. metyl metacrylat.       C. metyl axetat.              D. etyl acrylat.

Câu 3: Trong phân tử triolein có bao nhiêu liên kết C=O?

   A. 6.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 4: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?

   A. CuO.                            B. O2.                                C. KOH.                           D. Na.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol.Các hợp chất hữu cơ X, Y lần lượt là

   A. tinh bột, glucozơ.      B. xenlulozơ, glucozơ.   C. xenlulozơ, fructozơ. D. glucozơ, etanol.

Câu 6: Cho 2.0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

   A. 4,725.                          B. 2,550.                          C. 3,425.                          D. 3,825.

Câu 7: Amin có tên gọi nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng R-NH3Cl?

   A. N-metylmetanamin.  B. isopropylamin.           C. metylphenylamin.     D. trimetylamin.

Câu 8: Chất nào dưới đây không thuộc loại axit béo?

   A. (CH3)2CH[CH2]14COOH.                                    B. CH3[CH2]14COOH.

   C. CH3[CH2]16COOH.                                              D. CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH.

Câu 9: Cho este no, mạch hở có công thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là

   A. m = 2n.                        B. m = 2n + 1.                 C. m = 2n – 2.                 D. m = 2n – 4.

Câu 10: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử anilin là

   A. 5.                                  B. 9.                                  C. 7.                                  D. 11.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là

   A. 3.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 12: Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to)?

   A. Triolein.                      B. Glucozơ.                     C. Tripanmitin.               D. Vinyl axetat.

Câu 13: Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

   A. Axit aminoaxetic.      B. Lysin.                          C. Axit glutamic.            D. Metylamin.

Câu 14: Dãy nào say đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

   A. Amoniac, etylamin, anilin.                                B. Anilin, metylamin, amoniac.

   C. Etylamin, anilin, amoniac.                                 D. Anilin, amoniac, metylamin.

Câu 15: Tổng số chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tráng bạc là

   A. 6.                                  B. 5.                                  C. 4.                                  D. 3.      

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol este E tạo bởi axit X và ancol Y. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Tên của ancol Y là

   A. ancol metylic.            B. ancol etylic.                C. ancol propylic.          D. ancol anlylic.

Câu 17: Chỉ ra phát biểu đúng.

   A. Alanin có công thức C6H5NH2.                        

   B. NH3 là amin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

   C. Đốt cháy cacbohidrat luôn cho mol CO2 bằng mol H2O.

   D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.

Câu 18: Xà phòng hóa chất béo X trong NaOH (dư) thu được 18,4 gam glixerol và 182,4 gam một muối natri của axit béo. Tên của X?

   A. Triolein.                      B. Tripanmitin.               C. Triolein.                      D. Tristearin.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 42,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và xenlulozơ cần dùng 1,44 mol O2. Nếu đun nóng 42,48 gam X trên với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) thu được lượng Ag là

   A. 8,64 gam.                    B. 117,04 gam.                C. 86,40 gam.                  D. 43,20 gam.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn amino axit no, mạch hở X (trong phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH), thu được H2O, 5,28 gam CO2 và 4,48 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là

   A. C2H5O2N.                    B. C3H7O2N.                    C. C4H9O2N.                    D. C5H11O2N.

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử môn Hóa lần 3 năm 2019 trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?