Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Khối THPT Chuyên - Sở GDĐT Long An
Câu 1: Cacbohiđrat X dễ tan trong nước ở nhiệt độ thường. Dung dịch X không có phản ứng tráng bạc. Đun X với dung dịch HCl một thời gian, trung hòa axit dư, thu được dung dịch Y có phản ứng tráng bạc. Cacbohiđrat X là chất nào trong số các chất sau đây?
A. glucozơ. B. fructozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ.
Câu 2: Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: Tinh bột + H2O/H+ → X; X lên men → Y; Y (H2SO4 đặc, 170°C) → Z; Z → E (Polime). Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là:
A. polietilen. B. cao su buna. C. poli(vinyl clorua). D. cao su buna-S.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Etylamin. B. Alanin. C. Glyxin. D. Anilin.
Câu 5: Chất nào sau đây bị phân hủy bởi nhiệt?
A. NaCl. B. NaOH. C. Na2CO3. D. NaNO3.
Câu 6: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C5H6O4 thỏa mãn các phương trình sau:
(X) + NaOH → (Y) + (Z) + (T); (Y) + H2SO4 → (Y1) + Na2SO4
(Y1) + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + ...; (T) + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + ...
Biết Y, Z, T đều là các chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây về X, Y, Z và T sai?
A. Y là HCOONa. B. X là este tạp chức.
C. T là CH3CHO. D. Z có 3 nguyên tử H trong phân tử.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 9,942 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, khối lượng của Y là 5,18 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam chất rắn. Nung lượng chất rắn này đến khối lượng không đổi được 17,062 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18,262 B. 65,123 C. 66,323 D. 62,333
Câu 8: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S6+, ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 28,00%. B. 60,87%. C. 70,00%. D. 79,13%.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 10: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. MgCl2. B. HCl. C. NaOH. D. FeCl2.
Câu 11: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. Etan. B. Etanol. C. Axit etanoic. D. Etanal.
Câu 12: Cho các phát biểu sau :
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°) thu được tripanmitin.
(e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(f) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 13: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch muối nào sau đây, tạo kim loại?
A. Mg(NO3)2. B. KCl. C. CuSO4. D. ZnCl2.
Câu 14: Kim loại nào sau đây khử được nước ở điều kiện thường?
A. Zn. B. Cu. C. Be. D. K.
Câu 15: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch nào sau đây, thu được
A. Ca(HCO3)2. B. AlCl3. C.K2SO4 D.HCl.
Câu 16: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
A. C3H5(OOCCH3)3. B. C3H5(OOCC17H35)3.
C. C2H4(OOCC17H35)2. D. C2H4(OOCCH3)2.
Câu 17: Etilen có công thức phân tử là
A. C2H2. B. C4H2. C. C2H4. D. CH4.
Câu 18: Este đa chức X có công thức phân tử C10H8O4. Đun X với lượng dư dung dịch NaOH, thu được ba muối Y, Z, T. Biết: Y có phản ứng tráng bạc; Z làm mất màu dung dịch thuốc tím; T làm mất màu nước brom, tạo kết tủa trắng E. Kết luận nào sau đây về X, Y, Z, E đúng?
A. Y là CH3CHO.
B. Z là hợp chất đa chức.
C. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.
D. E có 1 nguyên tử brom trong phân tử.
Câu 19: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 8,96 lít CO2(đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác hỗn hợp T làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 19,2 gam Br2. Phần trăm về số mol của C4H6 trong T là
A. 16,67%. B. 9,09%. C. 8,33%. D. 22,22%.
Câu 20: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sufat trung hòa và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15%. B. 40%. C. 30%. D. 25%
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 khối THPT Chuyên tỉnh Long An, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!