BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO KỲ THI TRUNG HOC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Môn: VẬT LÍ
Mã đề thi 201
(Đề thi có 05 trang gồm 40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút.
Họ và tên thí sinh:................................................................ Số báo danh:..................
Câu 1: Trong chân không, 1 ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda \) . Gọi h là hằng số Plank, e là tốc độ ánh sáng trong chân không, năng lượng của photon ứng với ánh sáng đơn sắc này là
A. \(\frac{\lambda }{{hc}}\) B. \(\frac{{\lambda c}}{h}\)
C. \(\frac{{\lambda h}}{c}\) D. \(\frac{{hc}}{\lambda }\)
Câu 2: Từ Trái đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt trăng nhờ sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến,. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải:
A. Sóng trung
B. Sóng cực ngắn.
C. Sóng ngắn .
D. Sóng dài .
Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R và tụ điện mắc nối tiếp thì dung kháng của tụ là \({Z_C}\). Hệ số công suất của đoạn mạch là:
A. \(\frac{{\sqrt {\left| {{R^2} - Z_{_C}^2} \right|} }}{R}\)
B. \(\frac{R}{{\sqrt {\left| {{R^2} - Z_{_C}^2} \right|} }}\)
C. \(\frac{{\sqrt {{R^2} + Z_{_C}^2} }}{R} . \)
D. \(\frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_{_C}^2} }}\) .
Câu 4: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai:
A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức .
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức .
D. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động .
Câu 5: Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng m thì có năng lượng toàn phần E, biết c là tốc độ ánh sáng trong chân không, hệ thức đúng là :
A.\(E = \frac{1}{2}mc\) .
B.\(E = mc\) .
C. \(E = m{c^2}\) .
D. \(E = \frac{1}{2}m{c^2}\)
Câu 6: Giao thoa ở mặt nước với 2 nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng \(\lambda \). Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ 2 nguồn tới đó bằng:
A. \(2k\lambda \) với \(k = 0; \pm 1; \pm 2...\).
B. \(\left( {2k + 1} \right)\lambda \) với \(k = 0; \pm 1; \pm 2...\).
C. \(k\lambda \) với \(k = 0; \pm 1; \pm 2...\).
D. \(\left( {k + 0,5} \right)\lambda \) với \(k = 0; \pm 1; \pm 2...\).
Câu 7: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu cam. B. màu chàm.
C. màu đỏ . D. màu vàng
Câu 8: Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là:
A. Năng lượng liên kết B. Năng lượng liên kết riêng .
C. Điện tích hạt nhân . D. Khối lượng hạt nhân
Câu 9: Hai dao động điều hòa cũng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là \({A_1}\) và \({A_2}\) . Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là:
A. \({A_1} + {A_2}\)
B. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
C. \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)
D. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
Câu 10: Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ \(i = 4\cos \frac{{2\pi t}}{T}\,(A)\,\,\,(T > 0)\) . Đại lượng T được gọi là:
A. tần số góc của dòng điện B. chu kì của dòng điện.
C. tần số của dòng điện. D. pha ban đầu của dòng điện
Câu 11: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Khi trong đọan mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
A. lệch pha \({90^0}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch
B. trễ pha \({60^0}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch .
C. cùng pha với cường độ dòng điện trong đoạn mạch .
D. sớm pha \({30^0}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch
Câu 12: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là:
A. \(F = kx\)
B. \(F = - kx\)
C. \(F = \frac{1}{2}k{x^2}\)
D. \(F = - \frac{1}{2}kx\)
Câu 13: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. tần số của sóng B. tốc độ truyền sóng.
C. biên độ của sóng . D. bước sóng
Câu 14: Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là:
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại
B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh
C. có tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ
Câu 15: Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là:
A. \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
B. \(\frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}\)
C. \(2\pi \sqrt {LC} \)
D. \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN VẬT LÝ- MÃ ĐỀ 201
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | D | D | C | D | B | B | A | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | B | A | C | C | B | C | C | B | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | B | A | A | C | B | B | B | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | A | A | C | A | B | A | C | A | C |
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi và gợi ý đáp án mang tính chất tham khảo trong Đề thi THPT QG 2017 môn Vật Lý năm 2017 - Mã đề 201.
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Mong rằng tài liệu trên đây là sẽ mang đến cho các em nhiều niềm vui, sự tự tin và thoải mái trong quá trình thi THPT Quốc gia. Chúc các em đạt kết quả tốt trong những môn thi tiếp theo và có một kì thi thành công.