Đề thi Olympic năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Phòng GD&ĐT huyện Kinh Môn

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KINH MÔN                                                     ĐỀ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN

                                                          NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                            MÔN: NGỮ VĂN 7

Câu 1 (2,0 điểm)

...“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa  xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

                                                  ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng - Ngữ văn 7, tập 1)

a. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.

b. Trình bày tác dụng của các biện pháp tu từ vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung của đoạn.

Câu 2 (3,0 điểm)

Cảm nhận của em về “nét xuân” trong đoạn thơ sau:

Mặt trời vừa nhóm lửa

 Nên nắng còn bâng khuâng

Sương mắc võng vào núi

Chùng dần trong gió xuân...

 

  ... Suối bắt đầu róc rách

     Chim bắt đầu líu lo

   Đất bắt đầu sinh nở

   Trời bắt đầu non tơ.

                                                                 (Biên giới mùa xuân- Trần Nhương)

Câu 3 (5,0 điểm)

Hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

.....HẾT.....

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, điệp ngữ.

b. Tác dụng:

  • Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người đọc, người nghe... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.                 
  • Cách viết duyên dáng, mượt mà, lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc giàu chất thơ. Cảm xúc cứ trào qua các điệp ngữ  đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ  thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.   
  • Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình cảm gắn bó với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 2 (3,0 điểm)

a. Hình thức:

  • Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn hoàn chỉnh.
  • Cảm nhận tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc (ưu tiên những bài viết có sự sáng tạo).
  • Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

b. Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau:

 Đặc sắc về nghệ thuật:  

  • Thể thơ năm chữ giản dị, tự nhiên.
  • Từ gợi tả : bâng khuâng, róc rách, líu lo, non tơ.
  • Phép nhân hóa : mặt trời nhóm lửa, nắng bâng khuâng, sương mắc võng, đất sinh nở.
  •  Nghệ thuật điệp từ bắt đầu, điệp cấu trúc ở khổ thơ cuối. 

Giá trị nội dung:

  • Với những nét vẽ độc đáo, mới lạ, đoạn thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp, tươi trẻ và sống động mở đầu bằng hình ảnh về mùa xuân hết sức trong trẻo, gam màu rực rỡ của một ngày mới đang lên lộng lẫy và ấm áp khi đất trời sang xuân.
  • Bình minh thức giấc trong sự thẹn thùng, bâng khuâng dần xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông ảm đạm. Từng làn sương mỏng manh chỉ còn vương lại nơi vách núi, tan dần trong gió xuân.
  • Mùa xuân với sức mạnh diệu kì đã đánh thức vạn vật sinh sôi, nảy nở, tấu lên những bản nhạc rộn ràng, thánh thót, tất cả như trỗi dậy mạnh mẽ, bừng lên sức sống mới sau một giấc ngủ dài. Đó là mùa xuân nơi biên giới giản dị mà có hồn gợi lên cuộc sống yên bình, hạnh phúc.                                              
  • Đoạn thơ cho thấy sự quan sát, cảm nhận tinh tế; tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và  yêu quê hương sâu sắc của tác giả.          

        -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi Olympic năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Phòng GD&ĐT huyện Kinh Môn. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài làm của mình nhé.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

                                                                                           ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

                                                       

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?