PHÒNG GD&ĐT QUẬN 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS AN PHÚ NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1. (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh)
a. Cho biết nội dung chính của đoạn trích. (1.0 điểm)
b. Chỉ ra biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên. (1.0 điểm)
c. Theo tác giả, sức mạnh của lòng yêu nước được thể hiện như thế nào khi Tổ quốc bị xâm lăng? (1.0 điểm)
Câu 2. (3.0 điểm)
Cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta nhiều cơ hội để yêu thương và được yêu thương.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống, đoạn văn có sử dụng câu bị động.
Câu 3. (4.0 điểm)
Hành trình đến thành công thường là con đường dốc gập ghềnh mà đỉnh vinh quang chỉ xuất hiện khi ta đủ ý chí để vượt qua. Vì thế, tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
..............HẾT................
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. (3.0 điểm)
a. Nội dung chính của đoạn trích: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện về lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.
b. Xác định đúng biện pháp liệt kê (VD: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…)
c. Sức mạnh của lòng yêu nước khi Tổ quốc bị xâm lăng: nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Câu 2. (3.0 điểm)
Học sinh viết đoạn văn mạch lạc, đầy đủ số câu, đúng nội dung yêu cầu.
Có nhiều từ hay, văn viết có cảm xúc, lập luận thuyết phục.
Đoạn văn có sử dụng câu bị động.
Câu 3. (4.0 điểm)
1. Yêu cầu chung: Bài viết thể hiện đúng yêu cầu của văn nghị luận, biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài lập luận chứng minh để tạo lập văn bản; bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu; có liên kết câu, liên kết đoạn.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Về cấu trúc:
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề nghị luận (giới thiệu được câu tục ngữ cần chứng minh: “Có công mài sắt có ngày nên kim” và nêu được quan điểm của bản thân về câu tục ngữ này); phần thân bài có vận dụng các thao tác lập luận, dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân, liên hệ bản thân, định hướng hành động.
b. Về vấn đề nghị luận:
Xác định được vấn đề cần nghị luận (kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công)
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS An Phú. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
-
Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Nghĩa An
- Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Phòng GD&ĐT huyện Đức Phổ
----Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn----