Đề thi KSCL môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

KÌ THI KSCL LỚP 12 LẦN I

 NĂM HỌC 2019 – 2020

Đề thi môn: Lịch sử

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

 

Câu 1: Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là

A. chế độ phân biệt chủng tộc.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chủ nghĩa thực dân mới.

D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 2: Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc?

A. Tòa án quốc tế.

 B. Ban thư kí.

C. Hội đồng bảo an.

D. Ủy ban châu Âu.

Câu 3: Đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1978 có điểm gì mới so với trước?

A. Nền dân chủ nhân dân.

B. Thực hiện cải cách mở cửa.

C. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.

D. Con đường Xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?

A. Xan Phranxixcô.

B. Pốtxđam.

C. Vécxai.

D. Ianta.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Việt Nam trong ASEAN hiện nay ?

A. Đóng vai trò tích cực trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015.

B. Góp phần tích cực trong thúc đẩy kết nạp các nước còn lại, hình thành một khối ASEAN thống nhất gồm 10 nước.

C. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN từ năm 2010 đến nay.

D. Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy, có trách nhiệm và tích cực trong SSEAN

Câu 6: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN ?

A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với hội nhập quốc tế.

B. Tập trung chủ đạo vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

C. Tập trung chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

D. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 7: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã ảnh hưởng đến tình hình các nước Đông Nam Á như thế nào?

A. Các nước Đông Nam Á tham gia các khối liên minh quân sự.

B. Các nước Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.

C. Các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác.

D. Vấn đề Campuchia từng bước được giải quyết.

Câu 8: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là

A. không tham gia bất cứ liên minh chính trị, quân sự nào.

B. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh.

C. không tham gia vào nhóm G7 và G8.

D. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của Nhật Bản “ trở thành một siêu cường tài chính số một thế giới” từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX?

A. Giúp đỡ tài chính cho nhiều nước thông qua nguồn vốn ODA.

B. Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

C. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật Bản gấp 3 lần của Mĩ.

D. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật Bản gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 10: Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?

A. Thông tin liên lạc.

B. Công nghệ.

C. Kỹ thuật.

D. Giao thông vận tải.

Câu 11: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chủ nghĩa thực dân mới.

C. Giành độc lập dân tộc.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 12: Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Liên Xô với chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. “Định hướng Âu – Á”

B. Hòa bình, tích cực.

C. Trung lập, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía.

D. Hòa bình, trung lập.

Câu 13: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?

A. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.

B. Khoa học – kĩ thuật - sản xuất.

C. Sản xuất - kĩ thuật- khoa học.

D. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất.

Câu 14: Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành

A. xây dựng nền kinh tế tự chủ.

B. mở cửa nền kinh tế.

C. chiếnlược kinh tế hướng ngoại.

D. chiếnlược kinh tế hướng nội.

Câu 15: Liên Xô phải đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vì

A. chạy đua vũ trang với Mĩ, nhằm duy trì trật tự thế giới “hai cực”.

B. khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. muốn cạnh tranh vị thế cường quốc với Mĩ.

D. vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước Tây Âu.

Câu 16: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Đức, Pháp và Nhật Bản.

B. Mĩ, Anh và Liên Xô.

C. các nước phương Tây.

D. các nước Đông Âu.

Câu 17: Các tác phẩm Nhật kí người điên, AQ chính truyện… là của nhà văn cách mạng nổi tiếng nào dưới đây

 A. Mác Tuên

B. Hô-xê Mác-ti.

C. Lỗ Tấn

D. Vích-to Huy-gô

Câu 18: Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới hai so với những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Trở về với châu Á, tăng cường hợp tác với Đông Nam Á.

C. Dùng sức mạnh kinh tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

D. Mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 19: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

B. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến trên toàn thế giới.

C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.

Câu 20: Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada kí kết định ước Henxinki (1975) có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa phe TBCN và XHCN trên toàn thế giới.

B. Đánh dấu sự chấm dứt đồi đầu giữa Đông Âu XHCN và Tây Âu TBCN ở châu Âu.

C. Tạo cơ hội cho Mĩ củng cố quan hệ với các nước phương Tây để chống lại các nước XHCN.

D. Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp ở châu lục này.

 

---Để xem tiếp nội dung câu 21-40 của Đề thi KSCL môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL MÔN LỊCH SỬ 12

1B

2D

3B

4A

5C

6A

7D

8D

9A

10B

11B

12B

13B

14C

15B

16C

17C

18A

19C

20D

21D

22D

23C

24C

25A

26D

27B

28B

29C

30B

31C

32A

33A

34A

35D

36C

37D

38D

39A

40A

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi KSCL môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tốt  

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?