SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÝ 10 Thời gian làm bài: 45 phút. ---30 câu trắc nghiệm--- |
Họ và tên thí sinh:.............................................
Phòng…………..SBD……………
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm:
A. Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
C. Hòn đá nhỏ rơi từ tầng 6 của một tòa nhà cao tầng
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi
Câu 2. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?
A. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.
B. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
C. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
Câu 3. Câu nào đúng? Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu). B. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu). D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu).
Câu 4. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 5. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:
A. \(v = 2gh\). B. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
C. \(v = \sqrt {2gh} \). D. \(v = \sqrt {gh} \).
Câu 6. Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ dài không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 7. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
A. Tác dụng vào cùng một vật.
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 8. Chọn đáp án đúng. Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật:
A. còn giữ được tính đàn hồi. B. không còn giữ được tính đàn hồi.
C. bị mất tính đàn hồi. D. bị biến dạng dẻo.
Câu 9. Biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm là:
A. \({F_{ht}} = k\left| {\Delta l} \right|\) B. \({F_{ht}} = mg\)
C. \({F_{ht}} = m{\varpi ^2}r\) D. \({F_{ht}} = \mu mg\)
Câu 10. Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng ?
A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. B. Ba lực phải đồng qui.
C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui. D. Ba lực phải đồng phẳng.
Câu 11. Chọn đáp án đúng. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực:
A. phải xuyên qua mặt chân đế. B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế. D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
Câu 12. Chọn đáp án đúng. Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là :
A. Chuyển động thẳng và chuyển động xiên. B. Chuyển động tịnh tiến.
C. Chuyển động quay. D. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Câu 13. Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức:
A. M = Fd. B. M = F.d/2.
C. M = F/2.d. D. M = F/d
Câu 14. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này như thế nào?
A. x = 3 +80t. B. x = ( 80 -3)t.
C. x =3 – 80t. D. x = 80t.
Câu 15. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là:
A. s = 45m. B. s = 82,6m.
C. s = 252m. D. s = 135m.
Câu 16. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m.s. B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
C. a =0,2 m/s2 ; v = 8m/s. D. a =1,4 m/s2, v = 66m/s.
Câu 17. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1s. B. t = 2s.
C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Câu 18. Vật rơi tự do ở độ cao 240m trong 7s. Quãng đường vật đi trong giây cuối cùng là?
A. 40,5m. B. 63,7m.
C. 60m. D. 112,3m.
Câu 19. Một đĩa tròn có bán kính 36 cm, quay đều mỗi vòng trong 0,6s. Tính vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành đĩa
A. v = 37,7 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 3948 m/s2. B. v = 3,77 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 394,8 m/s2
C. v = 3,77 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 3948 m/s2. D. v = 3,77 m/s; ω = 1,05 rad/s; a = 3948 m/s2
Câu 20. Hai bến sông AB cách nhau 18km theo đường thẳng. Vận tốc của canô khi nước không chảy là 16,2km/h, vận tốc của dòng nước so với bờ là 1,5m/s. Thời gian để canô đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B về A là:
A. t = 2,5 h B. t = 2,24 h
C. t = 3,3 h D. t = 2,2 h
Câu 21. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 8m/s B. 0,008m/s
C. 0,8m/s D. 2m/s
Câu 22. Hai tàu thuỷ có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g = 10 m/s2, So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một qủa cân có khối lượng 20g.
A. Lớn hơn. B. Bằng nhau.
C. Nhỏ hơn. D. Chưa thể biết.
Câu 23. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28cm B. 48cm
C. 22cm D. 40cm
Câu 24. Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1 m/s2. B. 1,01 m/s2.
C. 1,02m/s2. D. 1,04 m/s2.
Câu 25. Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt ( coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 11 760N. B. 14400N.
C. 11950N. D. 9600N.
Câu 26. Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10m/s2.
A. 19m/s B. 3,16m/s
C. 13,4m/s D. 10m/s
Câu 27. Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2 mét ?
A. 10 N. B. 10 Nm.
C. 11N. D. 11Nm.
Câu 28. Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. Cách thùng ngô 30cm, chịu lực 500N. B. Cách thùng ngô 40cm, chịu lực 500N.
C. Cách thùng ngô 50 cm, chịu lực 500N. D. Cách thùng ngô 60 cm, chịu lực 500N.
Câu 29. Một tấm ván năng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
A. 120N. B. 60N.
C. 80N. D. 100N.
Câu 30. Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số
C. vật chuyển động với gia tốc không đổi.
D. vật đứng yên
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi khảo sát chất lượng HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 có đáp án trường THPT Tam Phước. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.