PHÒNG GD&Đ HUYỆN MINH HOÁ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2018- 2019
MÔN HỌC: NGỮ VĂN 9
Câu 1 (2 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ sau:
... “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”...
(Trích: “Bếp lửa”- Bằng Việt)
Câu 2 (3 điểm) Đọc câu chuyện sau:
Vết nứt và con kiến
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống)
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3 (5 điểm)
“Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người”
(Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969)
Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I)
..........HẾT.............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (2 điểm)
- Những biện pháp tu từ thể hiện trong đoạn thơ:
- Điệp từ: nhóm bốn lần lặp lại liên tiếp đầu mỗi câu thơ.
- Hoán dụ: khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới
- Ẩn dụ: bếp lửa
- Hiệu quả của từng phép tu từ:
- Điệp từ: vừa nhấn mạnh công việc nhóm bếp của bà vừa soi sáng chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hi sinh. Từ công việc nhóm lửa hàng ngày, bà còn nhóm lên cả những nét đẹp tâm hồn tuổi thơ cháu, bồi đắp ước mơ và tình yêu thương cho cháu.
- Hoán dụ: gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương
- Ẩn dụ: bếp lửa vừa tả thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho lòng bà, tình yêu thương bà dành cho cháu, trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình bà cháu.
=> Các phép tu từ trên đã góp phần thể hiện tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của người cháu hiếu thảo phương xa với người bà yêu kính và bếp lửa tuổi thơ.
Câu 2 (3 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đảm bảo là một văn bản nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận.
- Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây
- Giải thích nội dung rút ra ý nghĩa của mẩu chuyện
- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kỳ lúc nào.
- Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
=> Câu chuyện có ý nghĩa: Con người cần phải có ý chí, nghị lực, sáng tạo và mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ,học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin Bàn luận vấn đề
- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời:
- Những khó khăn, trở ngại vẫn thường bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo, cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để vượt qua.
- Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, xác đáng như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược...).
- Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận.... cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng)-> Ta cần phê phán nhữngngười có lối sống đó.
- Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống:
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào.
- Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời.
- Liên hệ bản thân
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống.
------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT huyện Minh Hoá. Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---