ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (6 điểm)
Đầu khổ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
a) Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ trên.
b) Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hai câu thơ ấy.
Câu 2. (4 điểm)
Em hãy trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ).
Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và 3 bài thơ “Nhớ Rừng” - (Thế Lữ )
Câu 3. (10 điểm)
Muốn học ở nhà tốt phải chuẩn bị cho mình một góc học tập tốt. Em hiểu vấn đề này như thế nào?
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: (6 điểm)
a) Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ (Hình ảnh mặt trời ở câu thứ hai) là Bác Hồ (2 điểm).
b) Viết đoạn văn (4 điểm):
- Yêu cầu cần đạt:
- Hình thức:
- Đảm bảo của một đoạn văn, không quá dài hoặc quá ngắn.
- Có câu chủ đề (nếu diễn dịch hoặc quy nạp), chú ý lỗi chính tả, diễn đạt .
- Nội dung:
- Ý nghĩa hình ảnh mặt trời: Đem lại ánh sáng cho con người, muôn loài → Sự sống không thể thiếu.
- Hai câu có hình ảnh mặt trời:
- Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên (Hình ảnh mặt trời thực - nghĩa đen)
- Câu 2: Mặt trời biểu tượng - Bác Hồ (Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - nghĩa bóng). Đối với dân tộc Việt Nam, Bác chính là mặt trời (Người đã đem lại độc lập tự do, cuộc sống ấm no, tương lai tươi sáng cho nhân dân Việt Nam
- Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên, so sánh với vị lãnh tụ của dân tộc → Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân Việt Nam. Dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.
- Hình thức:
Câu 2: (4 điểm)
- Nội dung:
- Mượn lời con Hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, khao khát tự do.
- Khơi gợi lòng yêu nước của người dân mất nước.
- Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc, cảm xúc lãng mạn.
- Sử dụng vốn từ vựng phong phú đa dạng, hình ảnh chọn lọc.
- Giọng điệu hùng tráng, u uất, nuối tiếc.
Câu 3: (10 điểm)
- Mở bài
- Việc học ở nhà cần phải có góc học tập.
- Thân bài
- Góc học tập là gì?
- Nơi học tập dành riêng cho học sinh học ở nhà.
- Góc học tập bao gồm: bàn, ghế… , các thứ phục vụ học tập khác ở nơi yên tĩnh, ổn định, hợp vệ sinh.
- Tại sao cần góc học tập?
- Học sinh đi học về phải học ở nhà.
- Cần có chỗ học riêng, yên tĩnh, phù hợp để việc học tập đạt kết quả cao.
- Có góc học tập có lợi gì?
- Nơi học yên tĩnh sẽ tập trung tư tưởng học tốt.
- Việc học quen thuộc có nề nếp sẽ tạo năng suất cao.
- Làm thế nào để có góc học tập tốt?
- Cần phải nói cho ba, mẹ… hiểu để giúp em xây dựng góc học tập tốt (về bàn, ghế…).
- Tùy theo hoàn gia đình cảnh để xây dựng một góc học tập phù hợp. Phải sử dụng góc học tập có hiệu quả.
- Góc học tập là gì?
- Kết luận
- Khẳng định vấn đề xây dựng góc học tập là rất cần thiết.
- Nêu quyết tâm xây dựng góc học tập của em.
- Liên hệ bản thân.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: