PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
THUỶ NGUYÊN NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buồn tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra, SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)
Từ hành động người mẹ buông tay con và lời nói của người mẹ nói với con. Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ những chi tiết trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Nhận xét về bài thơ “Rằm tháng giêng”, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”.
Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Triển khai thành một bài văn nghị luận ngắn.
- Cảm nhận thấu đáo những giá trị nghệ thuật, nội dung của chi tiết.
- Lời văn diễn đạt linh hoạt, trình tự ý rõ ràng, đảm bảo tính logic.
- Yêu cầu về nội dung:
- HS cần cảm nhận được những khía cạnh sau:
- Hành động “mẹ buồn tay con”: Mẹ không dẫn con đi tieps mà buông tay con. Là một cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếu. Cử chỉ tuy rất giản dị của người mẹ dành cho con: Mẹ mong con ngay cả trong bước đi đầu tiên để bước vào thế giới của tri thức, con cũng phải đi bằng chính đôi chân của mình, phải đối diện với thực tế bằng ý chí và nghị lực của bản thân. Điều đó có nghĩa là người mẹ muốn con phải có ý thức tự lập.
- Lời nói của người mẹ có ý nghĩa thật sâu sắc: Lời nói như một lời động viên, khích lệ tinh thần cho đứa con bé bỏng khi lần đầu tiên bước chân đến trường. Lời nói ấy còn thể hiện những mong ước cho con: Mong con được tiếp nhận những ddieuf bổ ích từ: thế giới tri thức, của tình bạn, của tình thầy trò. Trường học sẽ giúp con lớn lên về tâm hồn vào trí tuệ.
- ⇒ Người mẹ có tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Những điều người mẹ dành cho con chính là một sự nâng bước, định hướng cho con những gì tốt đẹp nhất. Bởi sự bước đi trên đôi chân của mình con sẽ tự tin, chủ động trước mọi thử thách trong cuộc sống và những gì đón nhận được từ trường học sẽ giúp con có một hành trang vững chắc để bước vào đời.
- HS cần cảm nhận được những khía cạnh sau:
Câu 2.
- Yêu cầu về kĩ năng
- Viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Trình tự lập luận rõ ràng, chặt chẽ.
- Cảm nhận và làm rõ được vấn đề.
- Diễn đạt lời văn linh hoạt, tinh tế.
- Kĩ năng cảm thụ sâu sắc.
- Yêu cầu về kiến thức:
- Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.
- Thân bài
- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
- Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người.
- Vẻ đẹp của thiện nhiên: Ánh trăng tràn ngập, tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
- Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.
- Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ.
- Tâm hồn nghệ sĩ: tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạt cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa, mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước.
- Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người.
- Đánh giá về bài thơ:
- Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác.
- Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người.
- Kết bài
- Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác.
- Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác. Đọc thư Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên…
- Mở bài
- Lưu ý: Trên đây là những gợi ý chung, GV chấm cần linh hoạt để đánh giá đúng thực chất bài làm của học sinh.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: